Văn bản Thủ tướng chấp thuận giao Tập đoàn AES (Mỹ) làm chủ đầu tư dự án nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 (Bình Thuận) theo hình thức hợp đồng xây💃 dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), vừa được Bộ trưởng Công Thương trao cho tập đoàn này nhân chuyến thăm, làm việc tại Mỹ.
Hợp đồng xây dựng nhà máy điện này có tổng trị giá khoảng hơn 5 tỷ USD, kh🗹i chính thức đi vào vận hành sẽ tạo ra nhu cầu nhập khẩu khí ♌hóa lỏng LNG từ Mỹ lên tới gần 2 tỷ USD mỗi năm.
Theo Bộ Công Thương, việc chấp thuận giao cho♍ Tập đoàn AES thựജc hiện dự án điện khí 5 tỷ USD sẽ góp phần hài hòa cán cân thương mại với Mỹ.
Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 nằm trong tổ hợp chuỗi dự án nhiệt điện Sơn Mỹ (gồm Sơn Mỹ 1, 2 và 3) tại tỉnh Bình Thuận có tổng công suất 4.000 MW. Ước tính mỗi꧟ năm nhà máy này tiêu thụ gần 0,6 triệu tấn LNG, dự kiến vận hành vào năm 2024.
AES là một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, phân phối điện trên thế giới. Tại Việt Nam, tập đoàn 🌠này quan tâm tới việc đầu tư vào chuỗi dự án khí Sơn Mỹ do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm chủ đầu tư. T𒁏háng 11/2017, PV GAS và AES đã ký bản ghi nhớ về hợp tác tại dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ.
Ngoài ra, AES cùng với Pos𝄹co Energy (Hàn Quốc) và China Investment Corporation (Trung Quốc) đã phát triển dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 có công suất 1.200 MW. Dự án đã hoàn thành và được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 🌞4/2015.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) đối tác hợp tác năng lượng toàn diện, mở ra kỳ vọng xây dựng lộ trình hợp tác trong từng lĩnh vực nă♍ng lượng cụ thể.
Tháng trước, một dự án điện khí hơn 5 tỷ USD cũng được tỉnh Bình Thuận chấp thuận 🧸cho phép Công ty Đầu tư và quản lý Quỹ Energy Capital Việt Nam (ECV) đầu tư. Dự án này dự kiến hoàn thành vào 2025 vꦕới tổng công suất 3.200 MW, sử dụng nguyên liệu LNG nhập khẩu từ Mỹ.
Theo số liệu của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), dự kiến đến năm 2020, công suất nhiệt điện khí là gần 9.000 MW, sẽ tăng lên 19.000 MW 10 năm 🧜sau đó. Điện khí sẽ chiếm khoảng 14% tổng công suất toàn hệ thống điện đến năm 2030 và để đủ 22 tỷ m3 khí sản xuất 19.000 MW, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 50% khí LNG.
Anh Minh