Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 chiều 12/3, GS.TS Đặng Đức Anh, V❀iện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết trong số gần 1.600 người đã được tiêm, 410 người phản ứng thông thường, 11 người phản ứng như nổi mày ওđay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở (có tiền sử hen phế quản)...
Người đ𓆉ến tiêm chủng được khám sàng lọc và yêu cầu khai báo về tình 💦trạng sức khỏe, bệnh nền cũng như các mũi tiêm chủng thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Những người tiêm cũng được tư vấn đầy đủ về tác dụng, sự cố bất lợi có thể xảy ra, dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Các điểm 𝐆tiêm chủng được trang thiết bị phòng chống sốc, cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm. Đội cấp cứu lưu động thường xuyên túc trực để hỗ trợ các điểm tiêm trong trường hợp cần thiết.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết việc triển khai tiêm chủng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người tiêm được theo dõi t🥃ại chỗ 30 phút sau khi tiêm, sau đó lên phòng bệnh theo dõi tiếp trong 24 giờ; sau khi về nhà ti♓ếp tục theo dõi trong 7 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
"Đây là quy trì🅠nh được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặ♎t chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định.
Về thông tin xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở cඣác nước châu Âu, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết lãnh đạo Bộ Y tế đã nghe báo cáo và phân tích của đơn vị triển khai tiêm vaccine Covid-19, chuyên gia, nhà khoa học. Theo đó, các nước chưa tìm ra sự liên quan giữa những sự cố nghiêm trọng sau tiêm với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang nghiên cứu. Vì vậy, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca.
Về nguồn cung vaccine Covid-19 cho Việt Nam, Bộ Y tế cho biết nguồn hỗ trợ vaccine Astr𝐆aZeneca của Covax Facility, khi về nước được chuyển thẳng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nguồn thứ hai cũng là vaccine AstraZeneca, được nhập khẩu theo thoả thuận ký kết giữa Bộ Y tế, Công ty AstraZeneca và Hệ thống tiêm chủng VNVC. Thജeo đó, VNVC là một trong ba tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vaccine tại Việt Nam. VNVC sẽ chuyển giao 30 triệu liều vaccine mua được từ AstraZeneca cho Bộ Y tế theo cơ chế phi lợi nhuận.
Ngoài ra, Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik🐲 V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng, nhằm nhanh ch𒅌óng mở rộng phạm vi tiêm phòng trong nước. Bộ khuyến khích tất cả doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với đối tác để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước.
Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 khẳౠng định quan điểm huy động tất cả các kênh để tăng cường đàm phán về vaccine, huy động các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, nguồn tài trợ, đảm bảo đủ vaccine tiêm cho người dân, tuân thủ nguyên tắc công bằng trong tiếp cận vaccine. Vaccine do Bộ Y tế điều phối, triển khai thống nhất.
Vaccine phòng Covid19 AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại hꦫọc Oxfor꧟d, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, vào ngày 15/2.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh♉. Lô vaccine đầu tiên về đến Việt Nam ngày 24/2 đã được Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế lấy mẫu kiểm định theo quy định và có giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/3.
Để đảm bảo an toàn, trước khi t♈riển khai tiêm chủng, ngày 6/3 Bộ Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm, bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vaccine, sử dụng phiếu sàng lọc trước tiêm chủng để thực hiện khám sàng l🐻ọc nhằm đảm bảo chỉ định đúng.
Đến chiều 12/3, Việt Nam đang triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho 1.702 ♍người tại 12 điểm của 10 tỉnh, thành, gồm: Hải Dương (293 người), Hà Nội𒉰 (163 người), TP HCM (474 người), Gia Lai (200 người), Long An (30 người), Bắc Ninh (108 người), Bắc Giang (1🧸87 người), Hải Phòng (61 người), Hưng Yên (69 người) và Đà Nẵng (117 người).