Theo báo cáo trên tạp chí The Seismic Record hôm 22/4, các sự kiện địa chấn được đặt tên là S0♒🅠976a và S1000a xảy ra chỉ cách nhau 24 ngày, lần lượt vào ngày 25/8/2021 và 18/9/2021, nhưng mới được xác nhận gần đây khi các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol của Anh phân tích kho dữ liệu thu thập bởi tàu InSight.
Những rung chấn của S0976a xuất phát từ khu vực Valles Marineris - mạng lưới hẻm núi khổng lồ tạo nên một trong những đặc điểm địa chất dễ nhận biết nhất của sao Hỏa và là một trong những hệ thống 🌠địa hào lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Hình ảnh vệ tinh trước đây về các đứt gãy và sạt lở đất cắt ngang cho thấy khu vực này đã có hoạt động địa chấn, nhưng S0976a mới là sự kiện động đất đầu tiên được phát hiện tại đây. Với rung chấn lên tới 4,2 độ richter, nó là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên hành tinh đỏ.
Sự kiện thứ hai, S1000a, tạo ra rung chấn 4,1 độ richter. Các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác vị trí của nó, nhưng giống như S0976a, S1000a cũng bắt nguồn từ phần😼 phía xa của sao Hỏa so với tàu đổ bộ. Năng lượng địa chấn từ sự kiện này kéo dài tới 94 phút, lâu nhất từng được ghi nhận.
Theo Anღna Horleston - tác giả chính của nghiên cứu, cả hai trận động đất đều xảy ra trong một khu vực được gọi là "vùng bóng tối lõi", nơi sóng địa chấn không thể truyền trực tiếp đến máy đo của tàu InSig🐟ht vì bị bẻ cong hoặc chặn lại khi đi qua lõi của hành tinh, thay vào đó chúng phản xạ ít nhất một lần trên bề mặt trước khi truyền đến máy đo của tàu đổ bộ.
"Ghi lại các sự kiện trong vùng bóng tối lõi là bước đệm để mở rộng hiểu biết của chúng ta về sao Hỏa. Trước hai sự kiện nà🅰y, phần lớn ওcác cơn địa chấn nằm trong phạm vi khoảng 40 độ so với InSight", đồng tác giả Savas Ceylan từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ nhấn mạnh.
"S0976a và S1000a không chỉ là những sự kiện lớn nhất và xa nhất với biên độ đáng kể, mà còn có quang phổ và thời lượng không giống bất kỳ sự kiện nào được quan sát trước đây. Chúng thực sự là những sự kiện đáng chú ý trong danh mục địa chấn sao Hỏa", Horlesto🐲n nói thêm.
Đoàn Dương (Theo Phys)