Cảnh sát bi꧋ển Nhật Bản cho biết hai tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào sáng sớm 6/2. Nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc hướng mũi về phía hai tàu cá Nhật Bản trong khu vực, dường như tìm cách tiếp cận chúng, Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 11 của Nhật Bản cho biết trong thông cáo.
Cảnh sát biển Nhật Bản đã lập tức điều tàu tuần tra tới bảo vệ hai tàu cá của nước này trước khi tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận. Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển vùng 11 của✤ Nhật Bản cho biết hai tàu hải cảnh khác của🃏 Trung Quốc, trong đó một chiếc được trang bị pháo, hoạt động tại khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp.
Đây là ngày thứ 8 liên tiếp các tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Se💦nkaku/Điếu Ngư và khu vực lân cận, nhưng là lần đầu tiên sau khi Luật Hải cảnh được Trung Quốc thông qua có hiệu lực từ ngày 1/2♈.
Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc đượcﷺ nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là "hoạt động trái phép" trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc từ đầu năm 4 lần áp sát nhóm đảo tranh chấp, khiến chính phủ Nhật Bản phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình, các qua𝓰n chức nước này cho biết.
Các tàu hải cảnh 🌄Trung Quốc thường xuyên hoạt động xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh C🔥hủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành "cường quốc hàng hải".
Tổng thống Mỹ Jo💎e 🌠Biden trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hồi cuối tháng 1 tái khẳng định "cam kết kiên định" của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh lâu dài giữa hai nước.
Trong cuộc họp trực tuyến về các vấn đề hàng hải ngày 3/2, Nhật Bản bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Trung Quốc ban hành luật hải cảnh cho phép bắt hoặc nổ súng vào tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà nước này tuy♔ên bố chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/2 cho biết Luật Hải cảnh của nước này "phù⛄ hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế", bất chấp nhiều quốc gia và chuyên gia cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng.
Khi bình luận về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 29/1 đề nghị các nước "tuân thủ luật pháp và các điều ước quốc tế" trong việc "ban hà🧸nh và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển".
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)