Tàu J🐼uno hạ xuống độ cao 3.500 km bên trên những đám mây sao Mộc và thực hiện chuyến bay thứ 22 gần bề mặt hành tinh. Ch🔯uyến bay này hé lộ một cơn lốc xoáy mới đang gia nhập cụm lốc ở cực nam.
Dữ liệu từ thiết bị Jovian Infrared Aur๊oral Mapper (JIRAM) của Juno chỉ ra cụm lốc sắp chuyển từ hình ngũ giác sang lục giác, theo Alessandro Mura, nhà nghiên cứu trong dự án Juno ở Viện Vật lý Thiên văn tại Rome. Lốc xoáy mới nhỏ hơn so với các cơn lốc xoáy khác, chỉ lớn cỡ bang Texas của Mỹ (695.66𝔉3 km2). Nhóm nghiên cứu cho biết cần thêm thời gian để kết luận lốc xoáy nhỏ có phát triển tới kích thước của hàng xóm hay không. Nó có sức gió 362 km/h, tương tự cả cụm.
Các camera trên tàu thăm dò có thể quan sát kỹ hơn quá trình diễn ra trong khí quyển hành tinh và theo dõi thời tiết ở cách 48 - 7🐲2 km bên dưới những đám mây. Dữ liệu tổng hợp không chỉ hé lộ điều kiện của sao Mộc mà cả các hành tinh khí và băng khác trong hệ Mặt Trời.
Camera của Juno ghi hình các cơn lốc xoáy khổng lồ tập trung ở vùng cực của sao Mộc ngay sau khi bay vào quỹ đạo hành tinh hồi tháng 7/2016 với 9 cơn lốc ở cực bắc và 6 cơn lốc ở cực nam.💜 Phía cực nam, cơn lốc ở trung tâm có diện tích lớn bằng nước Mỹ, 5 cơn lốc còn lại xoay tròn xung quanh, không cho phép những cơn lốc khác ở gần đó gia nhập cấu trúc hình ngũ giác của chúng.
Để quan sát lốc xoáy, các kỹ sư phải điều khiển tàu vũ trụ vận hành bằng năng lượng mặt trời bay ra khỏi bóng của sao Mộc. Bên trong bóng của sao Mộc, Juno phải chống chọi nhiệt đ⛦ộ lạnh hơn nhiều giới hạn cho phép, khiến bộ pin có nguy cơ không thể phục hồi. Nhóm điều hành dự án đã tìm ra cách giúp Juno bay vọt lên cao và phát khỏi chiếc bóng. Tàu Juno sẽ tiếp tục bay quanh quỹ đạo và nghiên cứu sao Mộc cho tới khi kết thúc nhiệm vụ vào tháng 7/2021.
An Khang (Theo CNN)