Tàu Soyuz MS-17 ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lúc 15h48, ở độ cao khoảng 420 km trên biển Địa Trung Hải. Ba phi hành gia trong nhiệm vụ mới gồm Kate Rubins (NASA), Sergey Ry🦩zhikov và Sergey Kud-Sverchkov (Cơ quan vũ tr🥀ụ Nga Roscosmos).
Đây là tàu chở người đầu tiên tuân theo lịch trình bay siêu nhanh, giúp con tàu lên tới trạm ISS chỉ trong khoảng 3 tiếng sau khi phóng thay vì 6 tiếng hay 2 ngày như trước đ🍬ây. Lịch trình bay này đã được phát triển từ lâu và thử nghiệm với tàu vũ trụ chở hàng Progress, Ryzhikov cho biết. "Chúng tôi sẽ tới trạm nhanh hơn nhiều so với lúc đi từ Moskva đến Baikonur", anh chia sẻ trước chuyến bay.
Chuyến bay diễnꦫ ra chỉ vài tuần trước ngày kỷ niệm 20 năm phi hành đoàn đầu tiên bay lên trạm ISS. Đoàn thám hiểm 1 khi đó gồm một phi hành gia Mỹ và ha꧑i phi hành gia Nga, khởi hành ngày 31/10 và tới trạm ISS ngày 2/11/2000.
Trên trạm ISS lúc này là Đoàn thám hiểm 63 gồm chỉ huy Chris Cassidy (NASA) và hai phi hành gia Anatoli Ivanishin, Ivan Vagner (Roscosmos). Bộ ba này đã sống trên trạm từ tháng 4. Họ sẽ cùng làm việc với phi hành đoàn mới trong🍌 7 ngày rồi trở về Trái Đất trên tàu Soyuz MS-16.
Rubins, Ryzhikov và Kud-Sverchkov tiếp tục ở lại trên trạm ISS. Đến giữa tháng 11, họ sẽ chào đón thêm 4 phi hành gia từ NASA và♛ Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản JAXA. 4 phi hành gia này dự kiến bay lên trạm ISS bằng tàu vũ trụ của SpaceX.
Trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng, Rubins, Ryzhikov và Kud-Sverchkov sẽ thực hiện hàng trăm thí nghiệm khoa học và các bài kiểm tra công nghệ trong nhiều lĩnh vực như sinh học, vật lý, khoa học Trái Đất. "Chúng tôi dự định thực hiện những thí nghiệm thú vị như in sinh học mô, nuôi cấy tế bào trong không gian và tiếp tục với công việc giải trình tự ADN", Rubins nói. Ryzhikov và Kud-Sverchkov cũng sẽ tꦚhực hiện những chuyến đi bộ ngoài không gian.
Soyuz MS-17 là tàu Soyuz thứ 63 bay l🏅ên trạm ISS kể từ năm 2000 và là tàu Soyuz thứ 146 bay lên không gian ▨kể từ nhiệm vụ đầu tiên năm 1967. Đây cũng là tàu chở người thứ 100 phóng tới trạm ISS.
Thu Thảo (Theo Space)