Phóng viên của Naval News hôm 17/4 tới quân cảng Toulon phỏng vấn đại tá Antoine Delaveau, hạm trưởng tàu ngầm tấn công hạt nhân Emeraude vừa trở về sau chuyến hành trình đi qua Biển Đông. Câu hỏi phóng viên nêu ra🧸 là tàu ngầm Pháp tuần tra Biển Đông ở t﷽rạng thái lặn để đảm bảo bí mật, hay nổi lên mặt nước và treo cờ để hải quân các nước khác nhận ra sự hiện diện của lực lượng Pháp lại vùng biển này.
"Thủy thủ đoàn điều khiển tàu ngầm hạt nhân Emeraude di chuyển gần như âm thầm, chỉ nổi lên ở eo biển Sunda để tự do đi lại theo những gì các hiệp ước hàng hải cho phép và được các tàu mặt nước của Pháp hộ t🐻ống", h💧ạm trưởng Delaveau trả lời. Eo biển Sunda nằm giữa các đảo chính của Indonesia.
꧋Chuyến đi qua Biển Đông của ꦅtàu ngầm Emeraude nằm trong sứ mệnh Marianne, đợt triển khai chưa từng có kéo dài 7 tháng của một tàu hải quân Pháp. Tàu ngầm hạt nhân này vượt qua quãng đường gần 55.600 km trong 199 ngày trên biển, tham gia diễn tập với hải quân các nước đồng minh gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Indonesia.
Ngo♊ài tàu ngầm Emeraude, Pháp còn điều tàu hậu cần Saine tham gia tuần tra tại Biển Đông trong sứ mệnh Marianne rồi tiến ra biển Philippines. Hai chiến hạm Pháp sau đó cập cảng tại đảo Guam của Mỹ để thay thủy thủ đoàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hôm 8/2 thông báo tàu ngầm hạt nhân Emeraude cùng tàu hậu cần Sei༒ne hoàn thành chuyến tuần tra tại Biển Đông, song không cung cấp chi tiết về lịch trình của các chiến hạm. Parly cho biết thêm rằng Pháp có vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và dự định bảo vệ chủ quyền cùng lợi ích ở đó.
Chi tiết hải trình của nhóm chiến hạm Pháp được công bố trong lúc căng thẳng ở giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương chưa hạ nhiệt. Một video được công bố hồi tuần trước cho thấy hai khu trục hạm M꧂ỹ cùng một khu trục hạm Nhật Bản bám sáꦜt nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong lúc chiến hạm Trung Quốc diễn tập triển khai và tiếp nhận tiêm kích.
Pháp hồi tháng 9/2020 cùng Anh và Đức gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, tron🍬g đó phản bác yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông. Công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và "quyền lịch sử" không phù hợp với các quy định của UNCLOS mà nước này là thành viên.
Ngoài Pháp, một số 🥀quốc gia gần đây điều tàu hải quân tới Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại 💛đây, bao gồm các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Mỹ.
Chính phủ Đức ngày 2/3ღ cũng thông báo một hộ vệ hạm của nước này sẽ tới châu Á vào tháng 8 và đi qua Biển Đông trên hành trình trở về. Đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn ph🐼áp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của cácಌ quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
"Hoạt động của tất cả quốc gia trên Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của UNCLOS, Việt Nam tuân thủ các quy định của công ước, kể cả các quy định liên quan đến hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với c🍨ô🔯ng ước", bà Hằng nói thêm.
Nguyễn Tiến (Theo Naval News)