"Chuyến thăm Nhật Bản của nhóm tác chiến tàu sân bay Aꦐnh và các đợt diễn tập chung cho thấy mục tiêu của hai quốc gia. Hợp tác quốc phòng Nhật - Anh không chỉ đóng góp vào an ninh của mỗi nước, mà còn phục vụ hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế, cũng như đối phó với các vấn đề toàn cầu", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói khi thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại quân 🎶cảng Yokosuka hôm 6/9.
Bộ trưởng Kishi khẳng định cả Nhật Bản và Anh đều phản đối những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh t🍸ầm quan trọng của trật tự hàng hải cởi mở và tự do.
Đại sứ quán Anh ở Tokyo cho biết đợt triển khai của tàu HMS Queen Elizabeth thể hiện quan hệ đối tác chặt chẽ với Nhật, cũng như cam kết của London với 🔜an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiếꦕn Queen Elizabeth bao gồm tàu sân bay cùng tên, khu trục hạm HMS Diamond và HMS Defender, hộ vệ hạmꩵ HMS Northumberland và HMS Kent, tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, hai tàu hậu cần RFA Tideforce và RFA Fort Victoria, khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Trên tàu Queen Elizabeth có 8 tiêm kích F-35B của không quân Anh và 10 chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ.
Nhóm tác chiến Queen E🔜lizabeth rời cảng Portsmouth để khởi hành đến châu Á hôm 22/5, với lịch trình thăm 40 quốc gia và tham gia hơn 70 đợt phố🌌i hợp trên biển. Trên đường trở về Anh sau hải trình, nhóm tác chiến Queen Elizabeth dự kiến tham gia diễn tập Bersama Lima vào tháng 10 với Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore.
Vũ Anh (Theo AFP)