Mặc dù các tàu của chíꦅnh phủ Trung Quốc thường xuyên lui tới khu vựcꦇ này trong nhiều tháng qua, nhưng đây là lần tiên tàu Trung Quốc tới gần Senkaku/Điếu Ngư sau khi Bắc Kinh tăng cường sức mạnh cho đơn vị tuần duyên. Động thái này được các nhà quan sát đánh giá rằng sẽ bao gồm việc tăng cường vũ khí cho các tàu.
Hành động này có thể làm dấy lên căng thẳng tại khu vực quần đảo mà Nhật Bản kiểm soát 𝓀và gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Chúng tôi yêu cầu họ rời khỏi lã🏅nh hải của chúng tôi", q🍸uan chức lực lượng tuần duyên Nhật nói. 4 tàu của Trung Quốc rời khu vực 12 hải lý quanh quần đảo vào lúc 13h30 trưa nay (12h30 giờ Hà Nội)ꦛ, sau ba giờ có mặt tại đây, ông cho hay.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng cơ quan bảo vệ bờ biển đã đi vào hoạt động, hợp nhất các lực lượng giá🧸m sát hàng hải, lực lượng tuần duyên cũ thuộc cảnh sát biển, cơ quan bảo vệ nghề cá và cảnh sát biển chốn𝄹g buôn lậu.
Các học giả Trung Quốc nói rằng động thái trên có nghĩa rằng sẽ có thêm tàu được trang bị vũ khí trong khu vực. Một số khác nhận định việc tàu Trung Quốc xuất hiện tại đây sẽ "thường🌊 xuyên hơn và mạnh mẽ hơn".
"Với việc củng cố lực lượng tuần duyên, các tàu của họ dường như được nhà chức trách cho phép sử dụng các vũ khí hạng nhẹ để thực thi pháp luật", Arthur Ding, nhà nghiên cứu thuộc đại học Chính trị ở Đài Loan nói với AFP.
Các nhà quan sát còn cảnh báo việc hiện diện một lượng lớn các tàu của chính phủ, một vài tàu được trang bị vũ khí, sẽ khiến căng thẳng leo thang, thậm chí dẫn đến xung đột trực tiếp.
Trước đó, phía Nhật Bản từng tố cáo tàu ch෴iến của Trung Quốc khóa radar nhắm bắn vào tàu của Nhậtꦏ. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc và chỉ trích Tokyo thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc".
Khác với lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, tuần duyên Nhật Bản là một tổ chức dân sự, được trang ღbị tốt và được tài trợ. Một số thành viên trên tàu cũng được cho là được phép sử dụng vũ khí.
Vũ Hà