Trung Quốc hôm 2/12 chia sẻ video ghi lại quá trình hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng củ🍸a tàu vũ trụ không người lái Hằng Nga 5. Lia ngang qua khung cảnh rải rác những miệng hố, camera dừng lại tạm thꦍời trước khi bắt đầu hạ thấp dần. Gần như ngay sau đó, bụi Mặt Trăng bốc lên và bóng của trạm đổ bộ báo hiệu tàu tiếp đất thành công.
"Hạ cánh rất chuẩn xác, ngay chính giữa khu vực địa chất quan trọng nhất ở vùng mục tiêu rộng hơn của Hằng Ng❀a 5". James W. Head III, giáo sư khoa học địa chất ở Đại học Brown, chia sẻ. Tiến sĩ từng cộng tác với các nhà khoa học Trung Quốc để xác định nơi tàu cần thu thập mẫu đất đá mang về Trái Đất.
Đúng như kế hoạch, trạm đổ bộ đáp xu💯ống khu vực có tên Mons Rümker vào 22h11 ngày 1/12 theo giờ Hà Nội. Tàu vũ trụ nằm giữa cánh đồng dung nham và đá bazan trẻ hơn khoảng 2 tỷ năm tuổi so với các địa điểm trên Mặt Trăng mà tàu Apollo của NASA và tàu đổ bộ tự động Luna của Liên bang Xô Viết từng khám phá cách đây hơn 4 thập kỷ. Trong vòng vài giờ sau khi tới Mặt Trăn💦g, tàu Hằng Nga 5 đã tiến hành khoan và lấy mẫu vật. Ảnh chụp từ tàu Hằng Nga 4 ghi lại khung cảnh hoang vắng với những ngọn đồi thoải. Sự vắng mặt của các miệng hố hé lộ độ tuổi non trẻ của khu vực.
Giới nghiên cứu tò mò điều gì khiến khu vực này nóng chảy lâu hơn nhiều so với phần còn lại của Mặt Trăng. Việc kiểm tra những mẫu đá trong phòng thí nghiệm trên Trái Đất sẽ giúp họ xác định ♚độ tuổi chính xác của chúng, đồng thời điều chỉnh phương pháp mà các nhà khoa học hành tinh sử dụng để quyết định niên đại bề mặt của hành tinh, mặt trăng và nhiều thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.
Trạm đổ bộ đã hoàn thành khoan và lưu trữ mẫu vật. Trạm sẽ tiếp tục xúc một ít đất ở꧙ xung quanh. Sau khi xong việc, nửa trên của trạm sẽ bay trở lại quỹ đạo sớm nhất trong hôm nay, khởi đầu chuỗi thao tác phức tạp để đưa mẫu vật về Trái Đất. Sau khi tới quỹ đạo Mặt Trăng vào cuối tuần trước⛦, tàu Hằng Nga 5 sẽ tách thành hai phần. Trong khi trạm đổ bộ hướng xuống bề mặt Mặt Trăng, nửa còn lại vẫn ở trên quỹ đạo. Phương tiện cất cánh ở nửa trên trạm đổ bộ sẽ quay trở lại và ghép nối với bộ phận ở quỹ đạo. Mẫu đất đá sẽ được chuyển vào khoang hồi quyển để mang về Trái Đất, hạ cánh bằng dù xuống Nội Mông vào cuối tháng 12/2020.
An Khang (Theo New York Times)