Chuyến bay muộn, anh bạn đồng nghiệp người Anh đón tôi ở sân bay, chỉ kịp đưa chìa khóa và một túi ny long các vật dụng cần thiết như ga gối, khăn tắm... và thả tôi trước cửa căn nhà mà công ty thuê trong thời gian 1 năm tôi công tác tại♐ đây, rồi vội vã lái xe trở về nhà anh cách đó hơn 50km. Loay hoay mãi tôi mới mở được cửa nhà một phần bởi đói, và một phần vì trời tối.
Sáng sớm hôm sau tôi phải đón taxi sớm lên nhà máy để họp bàn giao công viêc. Cuối ngày, anh bạn trao cho chìa khóa chiếc xe pickup 4WD của công ty bảo tôi tự lái đi làm - về nhà trong suốt dự án (nhà máy ở khu công nghiệp Kwinana, cách thành phố Perth hơn 50km về phía nam). Tôi thực sự cảm thấy bỡ ngỡ vì trước đây tôi toàn đi làm bằng xe máy, tàu, hoặc xe buýt, hơn nữa tôi chỉ vừa thi bằng lái xe 2 tuần trước đó, trình độ vẫn còn rất bập bẹ, hệ thống giao thông ở đây cũng khác, chiếc xe này quá lạ với tôi.... Trời gần tối, mọi người đã về hết♐, tôi khởi động xe, dò dẫm đi theo bảng chỉ dẫn trên đường mà lòng bất an vì không biết mình có về được nhà không.
Quãng đường về nhà tưởng như dài bất tận, những đồng cỏ nối tiếp đồng cỏ, ♉những trang trại nối tiếp trang trại, ꧙những bụi cây keo chạy dọc hai bên đường cao tốc… |
Bóng tối đã buông xuống, nhiều đoạn đường đã vắng hoe lại càng vắng hơn vì sau 5 giờ chiều gần như tất cả các cửa hàng đều đóng cửa. Tôi cứ lái theo bảng chỉ dẫn, thành phố đã ở trước mặt nhưng không biết làm sao để thoát khỏi đường cao tốc vào trong khu phố bên dưới. Tôi quyết định dừng lại, nháy đèn hỏi đường, may mắn thay một chiếc xe♌ dừng lại, tôi chạy tới chỗ anh tài xế hỏi đường xuống phố, anh chỉ đường cặn kẽ, lại còn đi trước dẫn đường cho tôi. Hệ thống đường xá ở đây rất quy củ, đảm bảo cho xe cộ lưu thông tối đa 110km/h, nhưng cũng chính vì vậy mà chỉ cần rẽ nhầm trên đường cao tốc, tôi phải lái xe cả vài cây số để quay lại và lại quên mất trình tự rẽ phải-trái như chỉ dẫn và rồi lại bị lạc... Phải mất gần 4 tiếng đồng hồ tôi mới về được đến nhà (mặc dù lái với tốc độ 80𒆙km/h). Về đến nhà thì đã gần nửa đêm và tôi chỉ biết lót bụng bằng mấy gói mì tôm mang từ nhà qua đây. Phải tự thân gồng mình thích nghi với giao thông, ngôn ngữ, văn hóa... trong một môi trường mới như thế càng làm cho những ngày đầu tiên của tôi ở Perth thật khó quên.
Những tuần tiếp theo đã dễ chịu hơn, tôi dần làm quen với môi trường mới, mãi thì cũng quen được với tiếng Anh các loại giọng (vì Australia có rất nhiều người nhập cư từ các nước khác nên cũng có đủ các loại giọng tiếng Anh bên cạnh tiếng Anh-Australia). Các bạn đồng nghiệp ở đây đều rất thân thiện, những buổi BBQ cuối tuần tại nhà máy làm chúng tôi gần nhau hơn, những chia sẻ về cuộc sống, về con cái gắn bó chúng tôi hơn, công việ🍌c vì thế cũng thuận lợi hơn. Thi thoảng cuối tuần tôi lại có thời gian tham quan quanh thành phố và thực tập kỹ năng lái xe của mình.
Dòng sông Thiên Nga (Swan River) chảy qua thành phố Perth một chiều cuối thu. Perth là thủ phủ bang Tây Australia và là thành phố đông dân thứ tư của nước này. Bạn dễ dàng bắt gặp ở đây những tòa nhà cao ♚trọc trời, và cả những rừng cây xanh ngút. Việc bảo tồn thiên nhiên của Australia thật tuyệt. Nếu may mắn, một chiều dạo bước trong công viên Victoria trung tâm thành phố, bạn có thể bắt gặp đàn cá heo tung tăng nhảy múa trên sông. Xung quanh thành phố là vô vàn những khu bảo tồn và công viên🎃 rộng lớn. |
Chiều đông🃏 trên bến cảng Hillarys, ngoại ô phía Tây Bắc, cách thành phố Perth 21km - nơi có công viên Hải dương học Tây Australia. |
Qua mùa đông lạnh lẽo, công việc bớt bận rộn hơn, tôi quyết định đón vợ con sang cùng. Lúc này, với tôi, Australia không còn là sự đơn độc và lạnh lẽo nữa, gia đình chúng tôi đã có những chuỗi ngày hạnh phúc♓ với những cuộc hành trình đáng nhớ khám phá vùng đất hoang sơ và giản dị này.
Những phiến đá sa thạch hình mũi tên, con cá, và nhiều hình thù khác “mọc” lên giữa sa mạc Pinnacles trong Công viên quốc gia Nambung, cách thành phố Perth 250km về phía bắc. Đây còn là một địa điểm lý tư꧒ởng để quan sát những vì sao vào đêm t🦄rời trong hay những tia sét vào những đêm mưa. |
Con đường Brand Highway từ Perth đi Pinnacles cũng là một trải nghiệm thú vị với những cánh rừng 🌟ngút ngàn, xen lẫn những cánh đồng hoa cúc, hoa cải nở vàng. |
Cánh đồng nho ở Margaret River- thung lũng rượu nho nổi tiếng của Tây Australia với hàng trăm trang trại sản xuất rượu nho. Bạn có thể thong thả lái xe d🐽ưới những lùm cây, vòng 🔴quanh những con đường đồi khúc khuỷu, qua các trang trại tha hồ “thử” các loại rượu, chocolate và pho-mát - tất cả đều miễn phí, tất nhiên bạn phải tuân thủ đúng các quy định về nồng độ cồn của luật giao thông. |
Margaret River không chỉ có sóꩲng biển, cá voi, và những vườn nho, nơi đây còn có cả những trang trại oải hương (lavender) thơ mộng và thơm đến nao lòng. Bạn đã bao giờ nghe tới rượu ho꧋a oải hương chưa? |
ꩵCầu tàu Busselton trên vịnh Geographe dài gần 2km là cầu tàu bằng gỗ dài nhất bán cầu Nam. Thị trấn Busselton đáng yêu đón chúng tôi bằng ánh nắng vàng mê mải, những vườn hồng xinh xắn,và sự mến khách của những người dân địa phương. Thêm một chút lãng mạn, bạn có thể lái xe vào khu rạp chiếu phim ngoài trời (Busselton Drive In Outdoor Cinema), ngồi trong xe, thưởng thức bộ phim yêu thích cùng người thương dưới bầu trời lấp lánh sao đêm. |
Tiếp tục cuộc hành trình về phía Tây Nam, qua thị trấn Augusta, đi thêm một chút tới ngọn hải đăng mũi Leeuwin, cực Tây Nam của Australia, nơi giao nhau giữa Đại Tây Dương và Biển Nam cực. Cả ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmột vùng rộng lớn xung quanh mũi Leeuwin là những vách đá, khu bảo tồn rừng xanh ngút ngàn, và biển trời xanh biếc, khiến con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên bao la, và cảm phụ♋c về cách người Úc khai thác và bảo tồn nguồn thiên nhiên vô giá của họ. |
Rời mũi Leeuwin lúc 5 giờ chiều, chúng tôi theo đường cao tốc số 10 xuyên qua hàng loạt vườn quốc gia Shannon, Mount Frankland, D'entrecasteaux, Walpole-N𒊎ornalup để xuống thị trấn Walpole cách đó 250km.
Trời chập choạng tối, lác đác vài hạt mưa, chúng tôi càng lúc càng đi sâu vào trong rừng. “Kít….t..🎃.t…t…” - tim tôi suýt rơi khỏi lồng ngực, hú hồn, chúng tôi suýt đâm phải một chú kangaroo cao gần 1,3m vừa chạy băng qua đường, ngay trước mũi xe. Lái xe ở Australia vào lúc sáng sớm và chiều tối trên những con đường rừng phải rất cẩn thận vì giờ đó động vật hoang dã như kangaroo, đà điểu... đi kiếm ăn và có thể bất thình lình chạy qua. Mặc dù trên đường đều có biển báo lưu ý nhưng nhiều khi lái xe không thể lườn𒆙g trước được.
Trời càng lúc càng tối, đường cao tốc trải nhựa vẫn tuyệt, những thân cây karri (họ bạch đàn) ven đường đã to hơn, vòm cây cao che khuất cả mảng trời phía trên, mưa bắt đầu nặng hạt, xe vẫn bon bon chạy nhưng cả gia đình - hai người lớn và một em bé 5 tháng tuổi chúng tôi bắt đầu run. Không thấy xe đi phía trước, cũng chẳng thấy ánh đèn phía sau, không sóng điện thoại di động, không sóng radio, cả đoạn đường hơn 100km không có bóng một thị trấn, bao quanh chỉ là tiếng gió, tiếng lá cây rì rào và màu đen kịt của màn đêm… quãng đường như dài bất tận. Không thể tin nổi, thiên nhiên hung vĩ là đây, nhưng với những người quen chen chúc trong cuộc sống chật hẹp ở thành phố thì sự sợ hãi bắt đầu nhen nhóm, chúng tôi chưa sẵn sàng đón thiên nhiên theo cách như thế này. Trong đầu tôi tưởng tượng ra cảnh trong những bộ phim Hollywood đã xem, thầm cầu trời cho chuyến đi bình an và chiếc xe Yaris thân yêu không “trụ꧒c trặc” giữa đường.
Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được đích - một nhà nghỉ bình dân cho khách du lịch “bụi” trẻ tuổi ở thị trấn Walpole vào lúc 9 giờ tối trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của cả gia đình (riêng cậu con trai 5 tháng tuổi là dũng cảm nhất, ngủ say sưa suốt cả quãng đường). Chúng tôi vẫn c𒁏oi du lịch không chỉ để ngắm cảnh đẹp, mà còn là cơ hội khám phá bản thân và những nền văn hóa khác. Chúng tôi chọn ở những nhà nghỉ như thế này trong tất cả các chuyến du lị🍰ch khắp Austrlaia của mình, không hẳn vì giá tiền bình dân mà còn vì tôi có thể làm quen và giao lưu với các bạn du lịch từ khắp nơi trên thế giới, được xếp hàng tự nấu ăn, tò mò, hỏi han về món ăn của anh bạn “láng giềng”, xếp hàng tự rửa bát, trao đổi kinh nghiệm “đi bụi” với các bạn nước ngoài, và tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa.
Chăn ấm, nệm êm và🅷 những bữa ăn nóng hổi đã giúp cả ba chúng tôi lấy lại tinh thần, quên bẵng những sợ hãi hôm trước và lại hăm hở lên đường vào sáng hôm sau. Địa điểm cuối của hành trình lần này là tham gia vào “cuộc dạo chơi trên những ngọn cây” ở “Thung lũng của những người khổng lồ” nằm giữa thị trấn Walpole và thị trấn Denmark.
“Thung lũng của những người khổng lồ” cách Perth 400km là một khu bảo tồn rộng lớn những cây tingle (thuộc họ bạch đàn). Tingle đỏ là một trong 10 loại cây lớn nhất thế giới, cây trưởng thành có thể sống tới 400 năm, cao 🐻75m với đường kính gốc cây lên tới 20m. Loài cây này có rễ nông và thường có một lỗ lớn ở gốc cây do những trận cháy rừng hoặc côn trùng đào. Trong ảnh là một cây tingle đỏ với một lỗ rất lớn dưới gốc cây. |
Trong thung lũng, bên cạnh bạch đàn đỏ còn rất nhiều loài động, thực vật có nguồn gốc từ 65 triệu năm trước khi châu Úc còn nối liền với siêu lục✱ địa Gondwana gồm cả châu Phi, Ấn Độ, Nam cực, và Nam Mỹ. Chính vì sự đa dạng này mà ngư🍨ời ta đã bắc một cây cầu treo bằng thép dài 600m, cho phép du khách khám phá thung lũng và rừng cây tingle từ trên những ngọn cây cao 40m như “một cửa sổ nhìn về quá khứ” mà không phá hỏng không gian sống của các loài động thực vật ở đây. Mỗi thiết kế ở đây, dù đơn giản hay đòi hỏi công nghệ cao đều rất “nhân văn”, người tàn tật hoặc xe đẩy trẻ em đều có thể lên cầu thoải mái ngắm rừng, và thế là bé con 5 tháng tuổi nhà chúng tôi cũng tự tin ‘nằm xe đẩy’ lên cây chơi. |
Kết thúc hành trình Tây Nam, trở lại Perth cũng vừa lúc mùa xuân tới, cây cối đua nhau đâm trồi, nảy lộc, lòng ng𝓰ười nao nức đón chào lễ hội hoa dại tháng 9 hàng năm tại công viên Kin⛄gs Park trung tâm thành phố.
“Giếng ước nguyện” trong công viên Kings Park dưới nắng xuân. Hai lối chính dẫn vào công viên là những hàng cây sồi tưởng nhớ những người con của Perth đã ngã xuống trong cácꦏ cuộc chiến tranh trên khắp thế giới. Phía dưới là những khóm hoa “móng chân kangaroo” màu đỏ (kangaroo paw- loại hoa nở rất nhiều ở Tây Australia và có hình giống móng chân con kangaroo) xen lẫn nhữn🍸g khóm bất tử tím. Tây Australia nổi tiếng với 12.000 loài hoa dại bừng nở trên 2,5 triệu km2 vào mỗi mùa xuân từ tháng 7 đến tháng 11 trên nhiều vùng lãnh thổ của bang. Bang còn có riêng một trang web về hoa dại giới thiệu từng loại hoa, thời điểm nở hoa, và chỉ dẫn cặn kẽ cho những người yêu hoa các con đường ngắm hoa dại trong bang. |
Với tôi, một năm ở Tây Australia là một năm đầy ắp kỷ niệm. Vùng đất này đầy “mê hoặc” và rực rỡ sắc màu - có biển biếc, có rừng xanh, có🙈 cả những sa mạc nóng bỏng, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau. Nơi đây tôi không chỉ được gặp những người bạn mới, học hỏi thêm những điều mới, mà còn giúp tôi khám phá thêm được những giới hạn của bản thân và tự vượt qua được chính mình. Tôi nhất định sẽ còn trở lại.
Hoàng Lê Minh
Độc giả gửi video/bộ ảnh dự thi về [email protected] hoặc [email protected]. Riêng video, độc giả có thể gửi link từ YouTube về địa chỉ như trên. VnExpress khuyến khích những bộ ảnh/video kể về những trải nghiệm của bản thân tác giả ở Australia.
Mỗi tuần, ban giám khảo sẽ chọn 5 comment ngẫu nhiên của độc giả để tặng quà là 4 vé xem phim ở Megastar hoặc bản in tranh thổ dân.