Hạ viện biểu quyết thông qua luật này ngày 18/3 với 202 phiếu thuận, 141 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Trước đó, hành vi trợ tử cho người khác bị phạt tù đến hơn 10 n♔ăm.
"Hôm nay là một ngày trọng đại. Chúng ta đang hướng tới việc công nhận nhân quyền, hướng tới một xã hội nhân đạo và công bằng hơn", Bộ trưởng Y tế Caro🌊lina Darias phát biểu trước các nh𝄹à lập pháp.
Tây Ban Nha trở thành nước thứ 4 trong khối châ💯u Âu chấp nhận an tử, sau Bỉ, Luxembourg và Hà💧 Lan.
Luật áp dụng cho người trưởng thành cư trú tại Tây Ban Nha, có hiệu lực sau ba tháng. Trong thời gian đó, giới chức sẽ thành ꧃lập các ủy ban 🎶kiểm soát khu vực, xem xét và phê duyệt những yêu cầu trợ tử.
Luật mới đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phe cực hữu và các nhóm tôn giáo. Đảng cực hữu Vox cho biết họ sẽ phản đối điều luật trước Tòa án Hiến pháp. Bên ngoài Quốc hội, trong khi cuộc bỏ phiꦓếu diễn ra, cả nhóm ủng hộ và phản đối đều biểu tình.
An tử từ lâu là chủ đề thu hút sự chú ý của người Tây Ban Nha, quốc gia có tuổi thọ cao thứ hai thế giới. Luật mới được phê duyệt 23 năm sau cái chết của thợ máy tàu thủy Ramon Sampedro bị liệt tứ chi, người đã cố gắng cả đời giành quyền được ch💦ết. Câu chuyện về người thợ máy đã được đưa lên màn ảnh rộng năm 2004 và đoạt giải Oscar.
Theo một cuộc khảo sát năm 2019, gần 90% người Tây Ban Nha ủng hộ ꧋trợ tử. Rafael Botella, 35 tuổi, bị liệt từ cổ trở xuống sau vụ tai nạn ôtô năm 19 tuổi, cho biết anh cảm thấy nhẹ nhõm khi biết luật pháp sẽ hỗ trợ trường hợp của mình.
"Nếu một người vì lý do n♉ào đó mà không còn muốn sống, chẳng ai có quyền nói rằng ‘Không, bạn phải sống vì cử tri hoặc hệ tư tưởng của tôi cho rằng vậy mới đúng", anh nói.
Thục Linh (Theo AFP)