Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha hôm nay thông báo các bộ trưởng sẽ gặp vào ngày 21/10 để thảo luận về việc kích hoạt điều khoản 155 trong Hiến pháp, cho phép nước này nắm quyền điều hành trực tiếp khu vực Catalonia, theo AFP.
Madrid đã ra hạn chót vào sáng 19/10 để ông Puigdemont làm r༒õ liệu ông đã tuyên bố độc lập hay chưa trong bài phát biểu mơ hồ tuần trước, và từ 🍬bỏ ý muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha.
Trong thư gửi chính phủ ngay khi hạn chót đã qua,🐭 Puigdemont nói ông sẽ thúc đẩy đơn phương tuyên bố độc lập nếu "chính quyền trung ương khăng khăng ngăn chặn đối thoại và tiếp tục đàn áp". Nhưng trong tuyêꦕn bố được co♌i là mang tính thương lượng, Puigdemont cũng nói ông chưa tuyên bố 🐽độc lập hồi tuần trước.
Tuy nhiên, chính quyền trung ương vẫn cho rằng ông chư🐓a trả lời yêu cầu của họ.
Quy trình kích hoạt đi🍰ều 155 là biện pháp chưa từng có, dự kiến sẽ phải kéo dài vài ngày, để "khôi phục phạm vi pháp luật" trong khu vực Catalonia.
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ đang khiến các nhà đầu tư lo ngại và gây thêm phiền muộn cho Liên minh châu Âu (EU), vốn đang phải vật lộn vꦛới tình trạng Brexit (Anh ra khỏi EU).
7,5 triệu dân ở vùng tự trị giàu có Catalonia, đông bắc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng, nhưng bị chia rẽ về việcꦿ có ly khai khỏi phần còn lại của nước này hay không.
Puigdemont cho biết chính quyền khu vực của ông có nghĩa vụ tuyên bố độc lập dựa trên cuộc trưng cầu dân ý, trong đó 90% số người bỏ phiếu nói "Có" với việc ly khai hôm 1/10. Sự kiện biến thành bạo lực khi cảnh sát Tây Ban Nha ngăn cản việc bỏ phiếu, làm hàng trăm người bị thương𝔉.
Nhưng tỷ lệ đi bỏ phiếu chỉ là 43%. Nhiều người phản đối ly khai không🏅 đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, khi Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha phán quyết sự kiện là phạm pháp.
Trọng Giáp