Suốt nhiều năm, Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuy nhiên, kỷ lục này có thể sẽ thay đổi bởi báo cáo mới đây trên tờ The Lancet 🧜dự đoán tới năm 2040 Tây Ban Nha sẽ "soán ngôi" xứ sở P🅠hù Tang.
Dự bá💞o tuổi thọ trung bình của người Tây Ban Nha sẽ đạt 85,8, còn Nhật Bản xếp th꧒ứ hai với 85,7 tuổi. Tiếp đến là Singapore (85,4 tuổi) và Thụy Sĩ (85,2 tuổi).
Một số quốc gia sẽ chứng kiến sự tăng vọ꧃t về tuổi thọ trung bình. Ví dụ, Syria t🃏ăng từ 68,2 tuổi năm 2016 lên 78,6 tuổi năm 2040 còn Guinea Xích Đạo tăng từ 65,6 tuổi năm 2016 lên 75,9 tuổi năm 2040.
Trong các nước giàu có, Mỹ bị tụt hạng nhiều nhất trên bảng sống thọ, từ vị trí 43 năm 2016 xuống vị trí 64 năm 2040🅠 với tuổi thọ trung bình 79,8 tuổi. Trung Quốc lại "nhảy cóc" 29 bậc lên vị trí 39.
Nhìn c⛦hung, tuổi thọ trung bình toàn thế giới tăng thêm 4,4 tuổi.
Dự đoán tuổi thọ trung bình năm 2040 Tây Ban Nha: 85,8 tuổi Nhật Bản: 85,7 tuổi Singapore: 85,4 tuổi Thụy Sĩ: 85,2 tuổi Bồ Đào Nha: 84,5 tuổi Italy: 84,5 tuổi Israel: 84,4 tuổi Pháp: 84,3 tuổi Luxembourg: 84,1 tuổi Australia: 84,1 tuổi |
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo tương lai "rất bấp bênh" và vẫn có thể thay đổi. Theo ông Kyle Foreman, giám đốc khoa học dữ liệu tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Đại học Washington (Mỹ) đứng đầu nhóm báo cáo trên, vào năm 2040, tỷ lệ tử vong do các bệnh không nhiễm trùng sẽ tăng lên. Tám nguyên nhân h⛄àng đầu gây chết người là bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính, bệnh Alzheimer, tiểu đường và tai nạn giao thông đường bộ.
Nếu không đưa ra chính sách hành động và kiểm soát tốt cá𒅌c yếu tố ảnh hưởng sức khỏe như huyết áp, chỉ số khối cơ thể, đường huyết cũng như thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, nhân loại không những không tăng tuổi thọ mà ngược lại dễ chết sớm. "Sự tiến bộ hay trì trệ phụ thuộc vào việc chúng ta giải quyết các yếu tố sức khỏe kia như thế nào", ông Foreman kết luận.