*Nhật Bản - Croatia: 22h thứ Hai 5/12, trên VnExpress.
𝓀Khi giải J-League được thành lập năm 1993, Nhật Bản thu hút sự chú ý về bóng đá bằng cách chiêu mộ những ngôi sao thế giới ở tuổi xế chiều như Gary Lineker hay Zico. Lúc đó, các nhà điều hành bóng đá Nhật Bản dựa trên hình mẫu thành công của thể thao Mỹ và đưa vào áp dụng những thứ thường thấy với văn hoá cổ động viên quốc tế: tifo, cờ, các nhóm ultra, linh vật và cả các điệu hát cổ động thân thiện... nhằm biến việc tới sân trở thành một trải nghiệm.
🗹Gần ba thập niên kể từ ngày ấy, bóng đá trở thành món ăn tinh thần với hàng triệu người Nhật Bản. Giải J-League thu hút trung bình 20.000 khán giả mỗi trận trước Covid-19 và sở hữu bản quyền truyền hình 12 năm có giá trị lên tới 2,1 tỷ USD với hãng DAZN.
🍸Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là nơi nâng tầm bóng đá Nhật Bản. Dù J-League nổi lên giải đấu hay bậc nhất châu Á, những cầu thủ nội địa hay nhất lại không chơi trong nước mà chọn con đường Tây tiến.
ꦆKhi Nhật Bản đồng tổ chức World Cup 2002 cùng Hàn Quốc, chỉ bốn cầu thủ trong đội tuyển – bao gồm các ngôi sao Junichi Inamoto (Arsenal) và Hidetoshi Nakata (Parma) – đang chơi bóng tại nước ngoài. 20 năm sau, có đến 19 trong tổng số 26 tuyển thủ Nhật Bản chơi bóng tại nước ngoài. Con số đó thậm chí còn cao hơn nếu Yuta Nakayama của Huddersfield không gặp chấn thương và Kyogo Furuhashi của Celtic không bất ngờ bị loại.
Cây viết Dan Orlowitz của tờ Japan Times 𒁃lý giải: "Giải J-League và người hâm mộ rất tự hào khi có nhiều cầu thủ Nhật Bản sang châu Âu chơi bóng. Giờ đây việc sang châu Âu không còn đặc biệt như xưa mà là một nấc thang cần đi với các cầu thủ. Khi làm việc tại Nhật Bản năm 2010, HLV Alberto Zaccheroni đã đưa ra thông điệp: ‘Phải tới châu Âu’".
💛Điểm đến tại châu Âu của họ chủ yếu là Đức. Có tới tám cầu thủ Nhật Bản đang chơi tại Đức, bao gồm cả đội trưởng Maya Yoshida. Cả hai cầu thủ chọc thủng lưới Đức trong chiến thắng gây sốc tại World Cup 2022 là Ritsu Doan (SC Freiburg) và Takuma Asano (Bochum) đều đang khoác áo... các CLB Đức.
𒀰Một trong những ngôi sao quốc tế đang chơi bóng tại Nhật Bản là nhà cựu vô địch thế giới Andres Iniesta. Sau vài năm chơi bóng cho Vissel Kobe kể từ khi rời Barcelona, anh có cái nhìn toàn diện về giải đấu và khả năng các cầu thủ Nhật Bản như sau: "Các cầu thủ trẻ Nhật Bản có trình độ chơi bóng rất cừ. Đối với tôi, họ là những cầu thủ tài năng, nhiệt huyết và có thể lực rất tốt".
﷽Bên cạnh nhóm cầu thủ chơi bóng tại Đức, những nhân tài khác của tuyển Nhật Bản còn bao gồm Takefusa Kubo (Real Sociedad), Takehiro Tomiyasu (Arsenal), Kaoru Mitoma (Brighton) hay Takumi Minamino (Monaco). Tập thể những cầu thủ tài năng này được dẫn dắt bởi Hajime Moriyasu – HLV có tỷ lệ giành chiến thắng cao nhất lịch sử tuyển Nhật Bản.
♐Là một người sống tại Tokyo, Orlowtiz nhận định: "Có những người cho rằng Nhật Bản có thể vô địch với phương pháp huấn luyện đúng đắn. Và có lẽ họ không sai đâu, nếu nhìn vào lực lượng hiện tại. Ngoại trừ thủ môn, có lẽ đây là bộ sưu tập tài năng lớn nhất mà nước này từng có. Đây là một đội hình đẳng cấp thế giới ở mọi vị trí và rất tài năng".
꧅Trong quá khứ, nhiều tuyển thủ Nhật Bản chỉ xuất ngoại ở giai đoạn cuối sự nghiệp. Có những người thậm chí còn ưu tiên học đại học hơn chơi bóng đá chuyên nghiệp, như cách Mitoma của Brighton từng từ chối lên đội một Kawasaki Frontale để theo học tại trường Tsukuba. Orlowtiz phân tích: "Khoảng 15-20 năm về trước, bạn cần ở độ tuổi 25-26 và có một vài mùa giải chơi tốt ở J-League và đội tuyển quốc gia. Nhưng giờ đây, các đội bóng châu Âu hiểu rằng người Nhật Bản rất tài năng và không phải hiện tượng nhất thời. Đó là lý do họ tìm tới những cầu thủ trẻ".
🅠Ví dụ tiêu biểu là Kubo – người từng trải qua thời gian chơi cho đội trẻ Barcelona và chuyển sang Real Madrid năm 18 tuổi.
🍸Nhằm hỗ trợ công tác đào tạo trẻ, giải J-League có một đề án mang tên "Tầm nhìn bóng đá 2030" nhằm "tạo nên một nền bóng đá đẳng cấp thế giới". Trong đề án này có dự án DNA – một kế hoạch dài hơi nhằm giúp các CLB tại Nhật Bản đào tạo các cầu thủ và HLV hàng đầu.
𒅌Cựu chủ tịch J-League Mitsuru Murai luôn khuyến khích các cầu thủ sang châu Âu chơi bóng với niềm hy vọng họ một ngày nào đó sẽ trở về, mang theo kinh nghiệm để truyền bá.
⛄Theo chuyên gia tư vấn kỹ thuật Richard Allen của Yokohama FC, việc các cầu thủ cầu thủ giỏi nhất sang châu Âu giống như hiện tượng chảy máu chất xám đối với giải đấu trong nước. Dẫu vậy, ông tin rằng đây là con đường đúng đắn nhất cho các cầu thủ trẻ phát triển bản thân: "Họ cần sự đa dạng, cần được chơi bóng trước những đối thủ như Arsenal, Tottenham, Chelsea, Barcelona, Real Madrid hay Juventus... để có thể phát triển và có được kinh nghiệm".
💧Sự đa dạng và cọ xát với những đối thủ hàng đầu thế giới đó không thể có được tại Nhật Bản, dù giải J-League tự ví mình như Premier League của châu Á và đặc biệt phổ biến tại Thái Lan. Trong vài năm trở lại đây, J-League trở thành điểm đến của nhiều ngôi sao ngoại quốc. Những cựu danh thủ như Iniesta, Fernando Torres và David Villa đều chơi những năm tháng cuối sự nghiệp tại xứ mặt trởi mọc. Một thống kê chỉ ra rằng bên cạnh cầu thủ Nhật Bản, quốc gia sở hữu nhiều cầu thủ thứ nhì tại J-League là Brazil với 56 cầu thủ. Đó là một sự thay đổi đáng kể nếu so với thời điểm Zico tới Kashima Antlers đầu những năm 1990. Khi ấy, huyền thoại người Brazil nổi cáu với những đồng đội cười cợt sau thất bại và bắt phiên dịch viên phải thể hiện sự bực tức như ông khi phiên dịch lại.
🌳Theo nhà báo Masatoshi Mori, trong mọi môn thể thao, Nhật Bản luôn là những nhà sáng tạo, những người tạo nên chiến thuật mới nhưng hơi muộn để làm điều đó với bóng đá khi nó đã phát triển và toàn cầu hoá. Tuy nhiên, ông tin rằng với một thế hệ nhiều hảo thủ như hiện nay, Nhật Bản có thể tạo nên cú bứt phá chưa có tiền lệ cho bóng đá châu Á tại World Cup 2022. Hoặc ít nhất, việc cùng lúc hạ hai nhà cựu vô địch thế giới là Đức và Tây Ban Nha để đứng đầu bảng Tử thần vừa qua sẽ cho các cầu thủ Nhật Bản thêm niềm tin để vững bước trên hành trình đã chọn.
Thảo Hiền (theo BBC)