(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Trong khi tham quan trường lớp, mọi hiệu trưởng mà tôi có dịp tiếp xúc đều nhấn mạnh: "Trường chúng tôi xếp hạng thứ x trong n trường trung học của tiểu bang này (hoặc của thành phố này)". Điều đó nói lên cái gì? Muốn vào trường này, con của bạn hoặc♛ là phải học giỏi hoặc là bạn phải có tiền (học giỏi có thể nhận học bổng không phải đóng học phí). Trường xếp hạng càng cao, điều kiện vào học càng khắt khe (hoặc học phí càng cao). Như vậy, thường là học sinh giỏi bao giờ cũng học chung với con nhà giàu.
Đủ điều kiện để vào những trường này là một chuyện, có trụ lại được trong ba năm học hay không là chuyện khác. Nếu học hành của con bạn 🌺không đạt yêu cầu của nhà trường, chúng có thể bị đề nghị chuyển trường (một hình thức đuổi học). Dù bạn có là đại gia, tỷ phú gì đó cũng không ngoại lệ, danh tiếng của nhà trường phải được duy trì bằng mọi giá.
Trường xếp hạng càng cao có cơ sở vật chất càng tốt, càng nhiều giáo viên giỏi, học phí càng đắt (muốn có học bổng phải là những học sinh siêu giỏi). Họ không cần tạo ra cái gọi là trường chuyên nhưng trường c꧒ủa họ cũng chẳng khác gì trường chuyên. Tuy nhiên, cái chuyên của họ là chuyên đều hết chứ không có chuyên "lệch" như ta.
>> 'Học trường chuyên nhàn tênh'
Cơ sở vật chất có thể mua chứ giáo viên giỏi kiếm đâu có? Sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp sẽ xin ứng tuyển vào các trường xếp hạng thấp (đồng nghĩa 🍰với lương thấp). Trong quá trình giảng dạy, tay nghề càng được nâng cao, sẽ đào tạo ra một tỷ lệ % nào đó học sinh giỏi, tự nhiên là trở thành giáo viên giỏi. Đến lúc đó, sẽ có thư mời của các trường xếp hạng cao mời họ đến dạy với mức lương cao hơn hẳn trường cũ. Thành tích dạy học của giáo viên được niêm yết công khai cũng giống như thành tích của cầu thủ bóng đá.
Thu nhập của nhà trường không hẳ🐭n là nhờ học phí mà còn do các mạnh thường quân ở địa phương tài trợ. Những người này đa phần từng là cựu học sinh của trường, ra đi làm thành đạt. Mục đích chung của việc tà𓆏i trợ là thu hút học sinh giỏi khắp nơi đến học, học đại học xong ở lại địa phương làm việc (đa phần là làm việc cho các mạnh thường quân ấy).
Danh tiếng của trường trung học dựa vào việc có bao nhiêu học sꦓinh giành được học bổng đại học, đại học top nào. Danh tiếng của đại học dựa vào việc có bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp ra được tuyển dụng trực tiếp không 🍬qua phỏng vấn, công ty lớn nào tuyển dụng, quá trình làm việc được bổ nhiệm những chức vụ gì... Người ta có hẳn một hệ thống đào tạo như thế. Còn chúng ta nói là không cào bằng nhưng thực tế vẫn là đang cào bằng. Trường chuyên, trường điểm nói cho cùng là muốn ngoi lên khỏi cái hệ thống cào bằng này.
>> 'Trường chuyên chẳng khác gì lò luyện thi'
Chúng tôi và rất nhiều người khác học và tốt nghiệp những trường "vô danh" (không chuyên, không điểm) vẫn ra đi làm thành đạt đó thôi. Gần đây, ngành giáo dục có làm cái xếp hạng đại học Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu chí để xếp hạng thuần túy là các vấn đề nội bộ mà không phải là thành tích đào tạo. Xếp hạng như vậy đâu có 🅺ý nghĩa gì? Học phí đắt đỏ mà sinh viên tốt nghiệp ra thất nghiệp thì có đáng với cái học phí ấy không?
Trường chuyên Việt Nam đào tạo ra nhân tài, nhưng những nhân tài ấy đi đâu? Huy chương vàng Olympic có làm cho kinh tế và khoa học công nghệ nước nhà vươn tầm tương xứng với n⛎hững tấm huy🌸 chương đó không? Chúng ta cần những thành tích ảo đó để làm gì?
Có những quốc gia khác, số lượng ﷽phát minh sáng chế ღhàng năm ít nhất cũng phải hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. Còn ta hàng năm có bao nhiêu phát minh sáng chế được cấp bằng? Vài trăm là con số mà tôi cho là lạc quan nhất. Nhân tài của ta chỉ giỏi học chứ học không giỏi. Giỏi học là đạt thành tích cao trong học tập, còn học không giỏi là không ứng dụng được kiến thức vào thực tế. Hoặc nói cho dễ hiểu hơn, học không đi đôi với hành, học giỏi nhưng hành không giỏi. Cũng những học sinh học giỏi, hành không giỏi ấy đi du học lại trở nên học giỏi, hành giỏi là vì sao? Rõ ràng vấn đề không nằm ở học sinh.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm