Đại hội cổ đông thường niên 2013 của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa diễn ra sáng ngày 13/4 tại Hàꦑ Nội.
Tại cuộc họp, nhiều cổ đông bày tỏ lo ngại về những khoản cho vay đối với một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước mà ngay sau đó 🌺được lãnh đạo ngân hàng xác nhận chính là Tập đoàn Công n𝓡ghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Hồ Hùng Anh tiết lộ dư nợ của Vinashin tại Techcombank còn hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là những hợp đồng cho vay 5-7 năm trước. "Tuy nhiên, khoản nợ tại Techcombank khác với các tổ chức tín dụng khác bởi trong đó có hơn 600 tỷ đồng được bảo lãnh của Chính phủ - Bộ Tài chính", ông Hồ Hùng Anh cho biết.
Ông Hồ Hùng Anh khẳng định Techcombank không còn dư nợ vàng. Ảnh: T.L |
Phần còn lại (khoảng hơn 500 tỷ đồng༺) theo ông Hùng Anh không có bảo lãnh. Tuy nhiên, tất cả khoản vay💎 không bảo lãnh này đã được Techcombank trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Dù không nêu cụ thể con số khoản trích lập dự phòng này nhưng Chủ tịch Techcombank cho biết có không ít khoản vay đã được ngân hàng trích lập hơn 100% giá trị tài sản. "HĐQT tương đối thắt chặt vấn đề này nên các cổ đông có thể yên tâm về khoản vay của Vinashin", ông Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.
Năm 2012, Techcombank lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng và lãi ròng sau thuế gần 766 tỷ đồng. Gộp cả lợi nhuận để lại từ năm 2011, lợi nhuận có thể phân phối của Techcombank còn hơn 832 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, HĐQT trình cổ đông phương án chi 30 tỷ để phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn và hơn 800 tỷ còn lại sẽ bổ sung vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Tại ĐHCĐ, một vài ý kiến đòi chi🍌a cổ tức bằng tiền mặt thay vì đưa hơn 800 tỷ đồng vào Quỹ bổ sung vốn điều lệ như đề xuất. Cũng là cổ đông nên Chủ tịch Hồ Hùng Anh chia sẻ chuyện không được nhận cổ tức.
Người đứng đầu Techcombank phân tích, trong bối cảnh tình hình kinh tế không tốt, thị trường vốn khó phát triển nên việc huy động vốn trở nên rất khó khăn. Theo ông, hiện thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp cũng như chính các ngân hàng là vốn, cụ thể là vốn chủ sở hữu. "Giữ vốn chủ sở hữu đủ lớn mạnh để duy trì sự phát triển và các chỉ số an toàn vốn của ngân hàng được HĐQT ưu tiên hàng đầu", ông Hùng Anh giải thích. Tuy nhiên sau cùng, đa số ý kiến biểu quyết tại đại hội vẫn thống nhất phương án cũ do HĐQT đề xuất là không chia cổ tức.
Cũng có ý kiến gợi ý niêm yết cổ phiếu Techcombank lên sàn chứng khoán để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Lãnh đạo ngân hàng này cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp khi thị trường chứng khoán suy giảm và cổ phiếu ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Techcombank cho biết năm 2013 sẽ lưu ký cổ phiếu ngân hàng này tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Năm ngoái, theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước Techcombank là một trong 5 ngân hàng cùng tham gia bình ổn giá vàng. Tuy nhiên, đến nay, theo khẳng định của Chủ tịch Hồ Hùng Anh, ngân hàng này không còn dư nợ vàng và trạng thái vàng gần như bằng 0. "Techcombank không tham gia kinh doanh vàng, chỉ huy động và hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Huy động đến nay cũng giảm đáng kể", ông Hùng Anh cho biết.
Đại hội đồng cổ đông Techcombank sáng ngày 13/4 cũng thống nhất chốt kế hoạch kinh doanh năm 2013. Theo đó, ngân hàng mục tiêu tăng trưởng 52% lợi nhuận trước thuế lên 1.543 tỷ đồng. Ông Hồ Hùng Anh tiết lộ thực tế khả năng sinh lời của ngân hàng theo tính toán có thể còn cao hơn nhưng trong b👍ối cảnh tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn như năm 2013, ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn. "Do đó, lợi nhuận mới ở mức khiêm tốn 1.500 tỷ. Tuy nhiên, tôi khẳng định năm 2013 Techcombank sẽ có nhiều thay đổi về chất sau giai đoạn tăng trưởng về lượng như thời gian qua", ông Hồ Hùng Anh cam kết trước các cổ đông.
Thanh Thanh Lan