Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh tại Bắc Kinh hôm qua, Trung Quốc♏ lần đầu tiên công bố mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Dongfeng-41 (DF-41), được giới quan sát đánh giá sẽ trở thành nền tảng cho năng lực răn đe chiến lược của nước này.
Xuất hiện trên những xe bệ phóng 16 bánh khổng lꦐồ, DF-41 là m🦋ẫu vũ khí trên bộ lớn nhất được Trung Quốc triển khai trong lễ duyệt binh. Các học giả quân sự nước này cũng ca ngợi đây là một trong những vũ khí hiện đại nhất, có sức sát thương lớn nhất trên thế giới.
"DF-41 là vũ khí chiến lược thế hệ thứ tư của Trung Quốc với tầm bắn xa nhất trong số tên lửa xuyên lục địa hiện có💮", chuyên gia công nghệ tên lửa và chiến lược hạt nhân Trung Quốc Yang Chengjun nói. Yang cho biết công nghệ củ🤪a DF-41 đã được hoàn thiện và không có sự cố nào trong quá trình thử nghiệm.
Theo truyền thông Trung Quốc, DF-41 có tầm bắn lên đến 15.000 km, trở thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bắn xa🐎 nhất thế giới. Các đối thủ chính của nó gồm tên lửa LGM-30 Minuteman của Mỹ có tầm bắn 13.000🐈 km, còn mẫu RS-24 Yars của Nga có tầm bắn 12.000 km.
DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn và được gắn trên bệ phóng di động, giúp nó có tính cơ động cao và thời gian phóng ngắn, khiến đối phương khó theo dõi. Một số chuyên gia cho biết DF-41 còn có thể được triển khai tại các giếng phóng ở vùng đông bắc Trung Quốc. Nước này có thể đang phát triển bệ phóng chạy trên đường sắt cho DF-41, được ngụy trang ♋dưới dạng toa xe tàu hỏa thông thường.
Các tính năng này được cho là giúp tăng tốc độ ph♎ản ứng và khả năng sống sót của lực lượng hạt nhân Trung Quốc trước các đợt tấn công phủ đầu của đối phương.
Với tải trọng 2,5 tấn, DF-41 có thể mang theo 10 đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV) và trên l💃ý thu🌞yết có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ chỉ 30 phút sau khi phóng, theo Dự án Phòng thủ Tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
DF-41 còn có thể mang theo mồi nhử và꧋ các thiết bị hỗ trợ thâm nhập khác để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Tính năng này được phát triển để đối phó các hệ thống chống tên lửa đạn đạo tầm xa như Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMDS) của Mỹ.
Trung Quốc có thể phát triển DF-41 từ trước năm 2000 và dự án từng bị hoãn lại nhiều lần. DF-41 được phóng thử ít nh♏ất 8 lần kể từ năm 2012, lần thử mới nhất diễn ra đầu tháng 11/2017 tại vùng sa mạc phía tây nước này, trước khi được biên chế với quy mô hai lữ đoàn vào cuối 2017.
Trung Quốc còn đưa phiên bản nâng cấp của mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chủ lực DF-31 tham gia lễ duyệt binh hôm 1/10. DF-31 có tầm bắn hơn 11.200 km, có thể bao phủ gần như toàn bộ lục địa Mỹ. Phiên bản nâng cấp DF-31AG sử dụng nhiên liệu rắn giống DF-41, giúp rút ngắn thời gian khai hỏ𝕴a.
Việc Trung Quốc phô trương các mẫu ICBM mạnh nhất trong biên chế tại lễ duyệt binh được coi là động thái đáp trả trước sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD hiện đại tại Hàn Quốc và tuyên bố sẽ sớm triển khai căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục đౠịa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 290 đầu đạn hạt nhân, con số khiêm tốn so với 6.185 đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên, khi phát triển các loại tên lửa như DF-41, Trung Quốc đã nâng cấp và có thể sẽ mở rộ🔥ng kho vũ khí hạt nhân của mì🔴nh.
Trung Quốc gần đây phát triển các loại tên lửa chiến lược mới do nước này tính toán nhiều đến khả năng sống sót của lực lượng hạt nhân nếu chiến tranh nổ ra. Trung Quốc cất giữ riêng tên lửa và đầu đạn trong thời bình, đồng thời tìm cách đảm bảo vũ khí hạt nhân không b𝔍ị phá hủy trước đòn tấn công chính xác của đối thủ để sau đó có thể phát động đợt tấn công trả đũa.
"Chúng tôi muốn dùng vũ khí hạng nặng đó để kiềm chế Mỹ. Chúng tôi không đủ sức ganh đua với Mỹ nên đang phát triển một số khí tài độc đáo để Mỹ không dám tấn công chúng tôi trước", cựu đại tá Trung Qܫuốc Yue Gang nói.
Nguyễn Tiến (Theo AP, Diplomat)