Lính Mỹ huấn luyện với tên lửa Javelin
Các quan chức quốc phòng Mỹ hồi cuối tháng 12/2017 cho biết nước này sẽ bán vũ khí sát thương cho Ukraine, bao gồm cả tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin tối tân. Đây được coi là một trong những "sát thủ diệt tăng" nguy hiểm nhất thế giới, đủ sức đánh bại nhiều loại xe tăng hiện đại do Nga và các cường quốc khác sản xuất, theo National Interest.
FGM-148 Javelin là tên 🔜lửa chống tăng vác vai tự dẫn được Mỹ biên chế từ năm 1996, nhằm♚ thay thế mẫu M47 Dragon ra đời trước đó 21 năm. Tên lửa sử dụng cơ chế dẫn đường hồng ngoại tự động theo phương pháp "bắn và quên", cho phép kíp vận hành ẩn nấp, thoát ly khỏi trận địa ngay sau khi phóng, thay vì phải ở yên một chỗ để dẫn bắn như dòng M47.
Đầu dò sẽ khóa mục tiêu trước khi phóng, dựa vào nguồn nhiệt phát ▨ra từ khí tài đối phương. Quả đạn áp dụng phương thức tấn công đột nóc nhằm vào phần giáp mỏng nhất trên nóc xe tăng, nhưng cũng có thể bắn trực xạ để phá huỷ các toà nhà, mục tiêu quá gần hoặc nấp sau vật cản. Tên lửa Javelin cũng có khả tăng bắn hạ trực thăng ở chế độ bắn trực xạ.
Kíp vận hành Javelin thường có hai 🍨người, gồm xạ thủ và người mang đạn kiêm cảnh giới. Trong trường hợp cần thiết, xạ thủ có thể độc lập tác chiến, nhưng không thể mang theo quá hai quả đạn.
Qu🔯ả đạn Javelin được trang bị đầu nổ lõm xuyên giáp (HEAT) kép với khả năng xuyên thủng 600-800 mm giáp thép cán đồng nhất (RHA). Con số này không gây ấn tượng như các mẫu tên lửa chống tăng hiện đại, nhưng vẫn đủ để xuyên thủng phần nóc, sườn và đuôi các mẫu xe tăng chiến đấu🎃 chủ lực ngày nay.
Trong trường ไhợp xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ, đầu đạn HEAT sơ cấp sẽ kích nổ khối giáp, tạo điều kiện để đầu nổ thứ cấp lớn hơn xuyên phá giáp chính xe tăng. Quả đạn sử dụng cơ cấu nổ chạm và có thể tự hủy sau khi bay quá tầm.
Một trong những hạn𒁏 chế của tổ hợp Javelin là tầm bắn chỉ khoảng 2,5 km, ngắn hơn rất nhiều so với các tên lửa chống tăng có điều khiển hiện đại. ✱Điều này đòi hỏi kíp vận hành phải áp sát mục tiêu, thay vì khai hỏa từ khu vực an toàn, ngoài tầm bắn hiệu quả của xe tăng thiết giáp.
Dù được phát triển để đối phó xe tăng Liên Xô, tên lửa Javelin chỉ bắt đầu xuất hiện trong chiến dịch tấn công Iraq năm 2003. Mỹ không thể đưa quân vào miền bắc Iraq bằng đường bộ, buộc Lầu Năm Góc phải triển khai lính đặc nhiệm để hỗ trợ lực lư🐓ợng người Kurd.
Những quả đạn Javelin đầu tiên được khai hỏa trong trận đánh tại đèo Debecka, khi 26 lính đặc nhiệm Mỹ và 150 dân quân Kurd giao chiến với một đại đội bộ binh cơ giới Iraq với khoảng 100 lính. Lực lượng Mỹ phóng 19 tên lửa Javelin, trong đó 17 quả trúng mục tiêu,🦂 phá hủy hai xe tăng T-55, 8 xe thi𝓡ết giáp MT-LB và 4 xe tải chở lính.
Tuy nhiên, điểm yếu của Javelin cũng được thể hiện qua các trận chiến. Sau mỗi lần khai hỏa, lính Mỹ phải chờ cảm biến nhiệt trên tಞhiết bị điều khiển hỏa lực (CLU) được làm nguội, nếu không toàn bộ tổ hợp sẽ bị "mù", không thể phân biệt được các nguồn nhiệt trên chiến trường. Trên lý thuyết, CLU chỉ cần 30 giây để làm nguội, nhưng thời gian chờ🌠 tăng đáng kể trong môi trường nóng gần 50 độ C tại Iraq. Ngoài ra, tổ hợp Javelin không thể khóa mục tiêu vào hai xe tăng T-55, do kíp lái đã khôn khéo nấp sau hàng rào đất trên chiến trường.
Các khẩu đội Javelin Mỹ đã hạ nhiều xe tăng Iraq trong cuộc chiến. Khi giai đoạn chính kết thúc, nhiệm vụ của Javelin trở thành "tên lửa bắn tỉa", chuyên tiêu diệt các mục tiê⛄u nhỏ, đòi hỏi độ chính xác cao như ổ súng máy, tên lửa chống tăng hoặc xe bán tải trang bị vũ khí.
🎉Một điểm yếu khác của Javelin xuất hiện từ sau cuộc chiến tại Iraq🐼, đó là mức giá một quả đạn còn cao hơn cả mục tiêu nó tiêu diệt. Lính Mỹ nhiều lần dùng tên lửa với giá 80.000 USD để phá hủy một chiếc xe giá 10.000 USD, khiến Lầu Năm Góc do dự trong việc triển khai loại vũ khí này ở Trung Đông. Dù được coi là vũ khí hạng nhẹ so với tên lửa TOW, Javelin lại ít được sử dụng hơn nhiều kể từ năm 2003.
Tuy nhiên, mức giá của một quả Javelin vẫn rẻ hơn việc điều tiêm kích ném bom JDAM hoặc trꦚiển khai lượng lớn bộ binh để diệt mục tiêu nhỏ, vốn tiêu tốn đến hàng trăm nghìn USD. Javelin cũng ít gây thiệt hại ngoài ý muốn hơn các loại bom hoặc nã pháo. Do vậy, việc lính Mỹ dùng tên lửa này ♍trong giao chiến với phiến quân vẫn được chấp nhận.
Trên thực tế, tên lửa Javelin sẽ có rất ít cơ hội được đối đầu với những mẫu xe tăng chủ lực của Nga. Tuy nhiên, Moscow vẫn nhận thức được⛄ mối hiểm họa từ Javelin và liên tục phát triển các biện pháp đối phó.
Giáp phản ứng nổ Relikt và Mechanit mới được trang bị hai lớp kích nổ độc lập hoạt động theo tín hiệu radar, giúp chúng phá hủy đạn HEAT kép một cách hiệuꦦ quả. Trong khi đó, tổ hợp phòng vệ chủ động Shtora và Afganit có thể phóng lựu đạn khói và bẫy nhiệt đa phổ, được thiết kế để che khuất xe tăng trước đầu dò hồng ngoại, cảm biến nhiệt và bộ chiếu laser của đối phương.
Bất chấp các điểm yếu và sự tiến bộ của xe tăng thiết giáp hiện đại, Javelin vẫn là một trong những vũ khí chống tăng có uy lực nhất thế giới hiện nay. Việc Mỹ xuất khẩu tên lửa Jave🀅lin cho Ukraine và các nước vùng Baltic chắc chắn là một động thái khiến Nga lo ngại và gâ꧙y căng thẳng đáng kể tại khu vực Đông Âu.
Việt Hòa