Nhiệm vụ Europa Clipper sẽ phóng vào tháng 10/2024 bằng tên lửa Falcon Heavy từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, với tổng giá trị hợp đồng 178 triệu USD. Trướ📖c đây, NASA dự định tiến hành nhiệm🍷 vụ bằng tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS). Nhưng quá trình phát triển phương tiện chậm hơn thời hạn do nhiều lần trì hoãn và chi phí tăng vọt.
Trong khi SLS chưa thể đi vào hoạt động, SpaceX triển khai Falcon Heavy ở cả dự án thương mại và chương trình chính phủ từ chuyến bay đầu tiên năm 2018 khi phương tiện chở xe điện Tesla Roadster của tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập SpaceX, vào không gian. Tên lửa tạo ra lực đẩy hơn 22 triệu Newton khi cất cánh, tương đương 18 chiếc máy bay 747. Tính đến nay,💯 Falcon Heavy đã bay 3 lần, lần gần nhất vào tháng 6/20ꦿ19 khi phương tiện phóng một nhiệm vụ trong Chương trình thử nghiệm không gian của Mỹ.
Với Falcon Heavy, chuyến bay của tàu Clipper tới Europa sẽ vòng vèo hơn so với SLS mà NASA mô tả là tên lửa mạnh nhất từng đư💜ợc phát triển. SLS sẽ đưa Clipper bay theo lộ trình thẳng tới sao Hỏa, đến hành tinh khổng lồ này chưa đầy 3 năm sau khi cất cánh. Việc sử dụng tên lửa thương mại s🦋ẽ đòi hỏi Clipper phải bay vòng qua Trái Đất và sao Hỏa để tăng tốc vào tháng 2/2025 và tháng 12/2026, theo nhà khoa học làm việc trong dự án, Bob Pappalardo ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA tại Nam California.
Europa có một đại dương nước lỏng khổng lồ bên dưới lớp vỏ băng. Đây là một trong những nơi tốt nhất trong hệ Mặt Trời có thể chứa sự sống ngoài hành tinh. Các nhiệm vụ của Clipper bao gồm tìm hiểu đặc điểm của đại dương và lớp vỏ băng, cũng nh🐻ư tìm kiếm những nơi an toàn và thích hợp để tàu vũ trụ săn tìm sự sống hạ cánh.
Tàu quay quanh quỹ đạo Europa Clipper sẽ thực hiện 40 - 50 lần bay gần Europa để xác định liệu mặt trăng phủ đầy băng này có những điều kiện phù hợp với sự sống hay không. Các trang bị trên tàu bao gồm camera, quang phổ kế cung cấp hình ảnh độ phân giải cao và bản đồ tổng hợp về bề mặt và khí quyển,🍬 radar xuyên qua lớp băng để tìm kiếm nước lỏn🍌g bên dưới.
An Khang (Theo Space)