Từng ghi dấu ấn với Dòng máu anh hùng và Để Mai Tính, Charlie Nguyễn đạt được nhiều thành công với phong cách làm phim giải trí ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hollywood và được coi là một trong những đạo diễn tên tuổi của điện ảnh Việt Nam. Năm qua, anh trở lại với phim hành động Bụi đời Chợ Lớn nhưng cuối cùng tác phẩm này không thể đến với khán giả do không qua được kiểm duyệt. Sau đó, Charlie Nguyễn trở lại làm phim hài với Tèo Em - được giới thiệu là phim hài - hành trình.
Trailer phim "Tèo Em" |
|
Trong phim, hai diễn viên Johnny Trí Nguyễn và Thái Hòa vào vai hai anh em Tí, Tèo có cuộc sống và tính cách khác nhau. Một người lanh lợi, l🐼ịch lãm; kẻ còn lại thì cù lần, ngây ngô. Họ buộc phải đi cùng nhau trên một chuyến xe về thị xã Sa Đéc, chạy đua với thời gian nhằm cứu vãn một mối tình. Trên đường꧃ đi, sự khác biệt làm nảy sinh xung đột và dẫn tới những câu chuyện dở khóc dở cười.
Nội dung Tèo Em khá giống với một tác phẩm của Hollywood là Due Date. Cả hai phim đều nói về cuộc hành trình giữa hai nhân vật đối trọng, một bên lịch lãm - điển trai, một bên thô kệch và gặp vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, việc “Việt hóa” nhiều môtíp của Hollywood không còn xa lạ đối với phim Việt. Điều quan trọng là với một bộ phim hài giải trí, phim cần tạo ra được tiếng cười và sự hóm hỉnh nhưng với Tèo Em, mọi thứ tron👍g phim đều gượng ép và bất hợp lý một cách khó tin.
Phim chia khán giả thành hai bên rõ rệt - một phía cảm thấy hài lòng và cười được, phía còn lại cảm thấy ức chế và “choáng váng vì không hiểu sao đạo diễn có thể nghĩ những chi tiết đó trong phim là hay” (m𒆙ột khán giả nhận xét). Những khán giả hài lòng có thể là những người mà chỉ cần nhìn thấy mặt Thái Hòa, họ đã bật cười rồi, chưa cần anh làm gì hay nói gì.
Những ai không chịu đựng nổi bộ phim này cũng có lý do chính đáng bởi một bộ phim giải trí không đồng nghĩa với một bộ phim nhảm nhí. Kịch bản không có điểm nhấn, các chi tiết trong cuộc hành trình của hai nhân vật thiếu sự hấp dẫn. Phim chủ yếu khai thác tiếng cười ở nhân vật Tèo nhưng lại làm quá đà, dẫn đến lố và vô duyên. Hollywood vẫn có những bộ phim theo phong cách hài thô nhưng vẫn gây cười được. Tèo Em có nhiều đoạn thô nhưng nhạt, điển hình là cảnh Tèo phun hạt trân châu vào mặt Tí và dùng ống hút hút lạ𝄹i khiến nhiều người phải rùng mình và ngán ngẩm.
Tèo Em cũng có một số đoạn khá duyên như lúc hai anh em vào khách sạn hay chiếc xe lơ lửng trên cây cầu gãy nhưng chừng đó vẫn chìm nghỉm trong vô số câu thoại và tình tiết rườm rà, gây sốt ruột. Thái Hòa nói suốt cả phim, không ngừng nghỉ và những gì mà nhân vật Tí phải chịu đựng có lẽ cũng giống với cảm nhận của nhiều người khi ngồi trước màn ảnh rộng. Vai của Johnny Trí Nguyễn nhạt nhòa và dường như màn tấu hài này chỉ có Thái Hòa độc diễn. Xét về các yếu tố kỹ thuật như hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, góc quay, bối cảnh, phim không hề tệ bởi Charlie Nguyễn vốn là đạo diễn có nghề. Nhưng kịch bản đã biến Tèo Em trở thành một bộ phim quá lố.
Kịch bản “đần độn hóa” nhân vật một cách thái quá khiến Thái Hòa luôn luôn phải diễn vẻ “ngu đần” từ đầu cho đến cuối phim. Tèo Em cũng không mang đến ý nghĩa gì và mọi thứ diễn ra như một trò đùa.ℱ Câu chuyện nếu kể chỉ cần tóm gọn trong một câu - một anh thông minh, lịch lãm bị một anh đần dắt mũi trong một chuyến đi bất đắc dĩ.
Ra rạp từ 20/12, theo một số nguồn tin, Tèo Em “cháy vé” và doanh thu trong những ngày đầu tiên còn vượt cả bom tấn Iron Man 3 hồi chiếu ở Việt Nam. Khán giả đi xem có người khen, kẻ chê nhưng số lượng người tới𒁏 rạp vẫn ngày một đông. Tèo Em đã có chiêu PR rất hiệu quả khi những cảnh đáng chú ý nhất đều đã được đưa vào trailer và chiếu liên tiếp ở các rạp trong một thời gian khá dài trước khi phim ra để kích thíchꦇ sự tò mò của khán giả.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của Thái Hòa cũng là một trong những lý do tạo nên thành công phòng vé cho Tèo Em. Hoài Linh và Thái Hòa dường như là hai gương mặt có thể đảm bảo cho thành công phဣò🅰ng vé của tác phẩm điện ảnh, bất kể chất lượng bộ phim.
Trong sự kiện Gặp gỡ mùa thu hồi tháng 11 tại Đà Nẵng giữa các nhà làm phim, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn từng phát biểu rằng khoảng cách giữa phim thương mại và phim nghệ thuật thì ở nước nào cũng có nhưng ở Vꩲiệt Nam hiện nay lại đang quá lớn.
Sau khi số phận của Bụi đời Chợ Lớn an bài, đạo diễn Charlie Nguyễn khẳng định ở thị trường Việt Nam hiện nay có lẽ an toàn nhất là làm phim hài nhảm, vừa dễ ra rạp lại có doanh thu cao, dễ qua kiểm duyệt. Thành công về mặt thương mại của Tèo Em đã chứng minh lời anh cũng như suy nghĩ của nhiều nhà làm phim khác, ít nhất là ở thời điểm này, khi số đông kh🦩án giả Việt Nam vẫn chưa định hình được văn hóa xem phim mà chỉ tâm ꧒niệm đơn giản tới rạp để được cù cho cười thỏa thích.
Nguyên Minh