Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế đang chi viện TP HCM chống dịch, đề ng🐼hị như trên tại cuộc họp chiều 16/6.
Theo đó, thành phố triể🃏n khai tất cả cách thức xét nghiệm để đảm bảo thời gian, phát hiện trường hợp nghi ngờ dương tính một cách nhanh nhất, khi mà chu kỳ lây nhiễm của biến chủng Delta (chủng Ấn Độ) ngắn hơn ♍nhiều so với các chủng trước đây.
Thứ trưởng đánh giá thời gian qua TP HCM đã làm rất tốt công tác khoanh🦋 vùng, truy vết, xét nghiệm, xử lꦿý nhanh khi có ca nhiễm, từ xét nghiệm diện vùng gần tâm dịch cho đến mở rộng các khu vực xung quanh.
"Chúng tôi đề xuất sử dụng test nhanh quét ngay tại vùng có ổ dịch, áp dụng với các trường hợp tiếp xúc gần. Thời gian test nhanh chỉ mất 2-3 giờ", ông Sơn nói. "Sau khi có kết quả test ﷽nhanh, nếu dương tính sẽ cách ly ngay, sử dụng RT-PCR mẫu đơn. Với người âm tính thì sau đó xét nghiệm mẫu gộp để quét qua꧂ một lần nữa".
Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, cho biết khi đánh giá dịch tễ cho thấy cần xét nghiệm thì phải tiến hành xét ng𒈔hiệm ngay dù khu vực rộng hay hẹp. Trong vòng 1-2 giờ sau khi phát hiện ca nh🌞iễm phải xác định được F1 để khoanh vùng và thu hẹp vùng giám sát. Hiện nay, các xét nghiệm là công cụ để khoanh vùng dịch.
Theo ông Lân, địa bàn🥂 đông dân cư bắt buộc phải tập trung vào các đặc điểm "có triệu chứng". Các bệnh viện TP HCM đang thực hiện sàng lọc những người có triệu chứng và từ đó truy ngược trở lại trong cộng đồng tìm các diện tiếp xúc và lần ra chuỗi lây.
Ông Lân phân tích, TP HCM quy định những F1 đầu tiên là những ca nguy cơ nhất, do đó trong 6-10 tiếng phải xét nghiệm xong. Khi F1 được xác định nhanh thì giải quyết lấy mẫu xét nghiệm, chặt đứt đường lây c🐈ũng rất nhanh.
Xây dựng tiêu chí thí điểm F1 tại nhà
Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế꧂, đang xây dựng dự thảo phương án cách ly F1 tại nhà, theo Thứ trưởng Sơn. Điều kiện là cách ly tại nhà phải đảm bảo chăm sóc y tế giống như trong khu cách ly tập trung, các xét nghiệm theo dõi phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Theo ông Sơn, trước đây ngành y tế cố gắng xây dựng các khu cách ly tập trung để đảm bảo an toàn với cộng đồng cũng như cho người được đưa vào khu cách ly tập trung. Trước tình hình dịch bệnh lꩲan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước, số lượng địa điểm cách ly tập trung bị hạn chế, nếu điều kiện không tốt thì có khả năng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 tính đến phương án triển khai biện pháp cách ly tại nhà với F1, khi khu cách ly tập🍎 trung không đáp ứng nổi.
Vấn đề quan trọng đặt ra là phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về y tế khi cách ly F1 tại nhà, tại cơ sở sản xuất. "Chẳng hạn, nếu cách ly tại nhà trọ thì không thể được, vì công nhân sẽ ở tập trung với nhau, hoặc nhà ống mà nhiều người trong gia đình đi qua đi lại cũng không được", 🌼ông Sơn phân tích.
Khi bắt đầu làn sóng dịch thứ 4, Bộ Y tế đã xây dựng phương án cách ly trẻ🙈 dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi tại nhà, và được triển khai thời gian qua. Điều này nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly tập t༒rung, cũng như đảm bảo điều kiện chăm sóc trẻ.
Còn theo ông Lân, F1, F2 thường là người khỏe, không triệu chứng, nên phải nghiêm túc trong cách ly. "Nếu ý thức n𓃲gười dân cao thì sẽ cách ly tại nhà để người cách ly thoải mái hơn. Khi hình thức tập trung vẫn đảm bảo được thì nên cách ly tập trung", ôn🎀g Lân nói.
Quy định hiện🐬 nay của Bộ Y tế, các F1 cách ly tập trung, F2 cách ly tại n✃hà chờ kết quả xét nghiệm F1 vì nguy cơ thấp hơn.
Hơn 11.300 người đang cách ly tập trung tại TP HCM. Thành phố đang mở rộng năng suất các khu cách ly tập trung tại các quận huyện và thành phố. Nhiều quận huyện ở TP HCM lo ngại với tình trạng số ca nhiễm tăng nhanh như thời gian qua sẽ thiếu chỗ cách ly, vì vậy, nhiều địa phương phải dùng các khách sạn trên địa bàn làm nơi cách ไly tập trung.
Họp báo thông tin về tình hình dịch trên địa bàn, chiều 14/6, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn🍌 Hữu Hưng đánh giá biện pháp cách ly F1 tại nhà khả thi và có thể thực hiện ở thành phố vì nhiều nước đã làm. "Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để thực hiện cách ly F1. Hiện, ngay cả với các trường hợp F2 nếu không đủ điều kiện thì Bộ Y tế vẫn yêu cầu phải cách ly tập trung🐈", ông Hưng nói.
Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều 21/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang "mạnh dạn thí điểm quy mô nhỏ, đúc rút để xem xét mở rộng" việc cách ly F1 ℱtại nhà.
Trước tình hình biến chủng Covid-19 mới lây lan nhanh, số ca nhiễm tăng𝐆 cao khiến các địa phương thiếu chỗ cách ly, nhiều chuyên gia đề xuất cách ly F1 tại nhà với những trường hợp đủ điều kiện, thay vì bắt buộc cách ly tập trung.
Hôm 28/5, Bộ Y💞 tế cho phép Bắc Giang và Bắc Ninh thí điểm cách ly F1 tại ký túc xá, nhà trọ đông công nhân. Những nơi này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định giống như khu cách ly tập trung, gồm: lắp camera giám sát; không ra khỏi nơi lưu trú; 🍸xử lý người không tuân thủ quy định, để lây nhiễm chéo trong khu vực phong tỏa và lây ra cộng đồng...