Sáng mùng 1 Tết Canh Tý, chị Blúp Lực, 34 tuổi, ở thôn Đắc Ro, xã Đắc Tôi thức dậy sớm hơn thư🗹ờng ngày. Vợ chồng chị cùng mẹ, em trai xuống bếp nấu mâm cơm cúng đầu năm.
Sau 27 năm từ Lào trở về Đắc Ro, đ🎉ây là cái Tết đầu tiên chị Lực được công nhận quốc tịch Việt Nam. Vui vì được cởi bỏ thân phận người không quốc tịch, không hộ khẩu, ngày đầu năm chị làm mâm cơm mời người thân đến chung vui.
Giữa căn nhà sàn của vợ chồng dân tộc Tà Riềng, một bếp lửa đỏ cháy, phía trên nồi nước đun sôi. Ngoài hiên nhà, chồng chị Lực, anh Hiên Thi bắt gà làm thịt, còn vợ chuẩn bị nguyên liệu làm món ăn có tên gọi 🦩láp.
Chị Lực giải thích, láp là món ăn truyền thống của người Lào không thể thiếu trong ngày lễ. Món này được chế biến từ thịt gà băm nhỏ, nhúng qua nước sôi cho tái chín rồi cho vào thau trộn với bột chua tà pót, rau lá đang, tiêu rừng, củ ki🐲ệu và một số gia vị. Chủ nhà nấu thêm canh, cá kho, thịt xào... bày ra mâm đưa lên bàn thờ cúng gia tiên.
Trong ché🅷n♎ rượu tà vạt lấy từ cây rừng, chị Lực đứng dậy đại diện gia đình nâng ly và cảm ơn mọi người. Chị không quên chúc mọi người năm mới sức khỏe, làm ăn phát đạt và hạnh phúc.
Chị Lực sinh ra ở huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông, Lào, năm 1993 theo gia đình di cư tự do về huyện Nam 🔯Giang và kết hôn với anh Hiên Thi, ở xã Đắc Tôi. Do chị là người Lào nên không được nhập quốc tịch Việt Nam, hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Ba con đến trường không được hưởn🔜g chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Sau nhiều năm chờ đợi, ngày 20/12/2019, chị được nhập quốc tịch và cấp giấy tờ tùy thân. Khác với các năm trước chỉ làm lễ cúng lúa mới, ăn tết Lào, năm nay trở thành công dân Việt Nam nên chị 𒈔soạn mâm cỗ cúng Tết cổ truyền. "Đây là cái Tết vui nhất của gia đình 🌃tôi. Hiện con cái có giấy tờ để đi học, trước Tết Nguyên đán được nhà nước hỗ trợ gạo", chị kể.
Bà Un Lợ, 69 tuổi, xã Đắc Tôi, cũng vui mừng đó🧸n Tết vì được nhập quốc tịch cùng đợt với chị Lực. Trong căn nhà sàn, bà chuẩn bị mâm cơm cúng năm mới và mời làng xóm đến chung vui.
Cha bà Lợ là ông Un Mơ sinh sống ở huyện Nam Giang, lấy vợ người Lào. Theo phong tục, ông ܫMơ ở rể nên chuyển qua biên giới sống và có ba người con. Bà Lợ lớn lên lấy chồng người Lào, sinh năm người con. Năm 1993, chồng qua đời, gia đình chuyển về xã Đắc Tôi sinh sống. Từ đó những người này không được công nhận quốc tịch Việt N🎉am, vì thuộc diện di cư tự do, kết hôn không gia thú.
"Năm 2000 phân định biên giới, nhưng tôi ở lại đây không trở về 𒁃Lào, vì bên đó không có người thân thích", bà Lợ nói và cho hay được chính quyền cho đăng ký tạm trú. Nhiều lúc bà muốn vay vốn sản xuất nhưng không được do không có hộ khẩu, chỉ đi làm thuê mướn. Bà phải mang phận xâm cư ngay trên mảnh đất quê hương. Con cái bà Lợ đi học không được hỗ trợ tiền, gạo, bảo hiểm y tế.
"Chính quyền địa phương muốn quan tâm hỗ trợ gia đình tôi, nhưng không thể làm khác. Vì luật đã quy định và chỉ lách luật khi có đoàn tự thiện đến hỗ trợ th🌄ì mới được nhận quà", bà nói.
Ông Bùi Xuân Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp Quảng Nam cho biết, năm 2013 Chính phủ Việt Nam và 𓂃Lào thỏa thuận về giải quyết người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới. Địa phương đã thành lập tổ công tác gồm nhiều cơ quan chức năng rà soát, phát hiện 20 trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Trong đó, 14 người ở huyện Nam Giang và 6 người ở huyện Tây Giang. "Sau 7 năm, 20 trường hợp được giải quyết nhập quốc tịch. Ngoài việc công an, tư pháp thựไc hiện các thủ tục nhân thân thì chính quyền có những cơ chế hỗ 🌳trợ để giúp người dân ổn định cuộc sống", ông Hiếu nói.