Khoảng vài năm trở lại đây, dịp Tết ở quê t🔴ôi có một nỗi ám ảnh là d𒅌ân nhậu "lầy lội" và màn karaoke tra tấn của những người này.
Nhớ lại thời gian trước, đa số thanh niên sau khi học xong cấp hai, cấp ba đều ở lại quê nhà sinh sống, kiếm sống bằng cách canh tác đất của gia đình. Kẻ làm ruộng, kẻ làm rẫy hay nuôi cá, nuôi heo...có lẽ vì thế nên tiền nong eo hẹp, dịp 𓆏tết đến cũng có 𓆉nhậu nhẹt, nhưng chủ yếu là nhậu cho vui rồi ai về nhà nấy.
Nওay, cơn lốc "đi Bình Dương, Đồng Nai" đã cuốn nhiều thanh niên lên phố thị làm công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Dịp nghỉ Tết, về quê là cơ hội để gặp gỡ bạn bè, người thಞân sau một năm xa cách. Và có lẽ vì lâu lâu mới gặp một lần, cộng thêm có tiền lương, thưởng cuối năm, họ mặc sức tha hồ nhậu nhẹt với bia thịt ê hề.
>> Chồng quyết ăn Tết nhà n🃏ội vì đã tốn sính lễ cưới ෴vợ
Có chút rượu bia vào là máu nghệ sĩ nổi lên và họ lại trút những giọng hát ꩵđầy uy lực của mình để cho xóm làng cùng nghe. Tôi sợ nhất là những tay bợm đã say bét nhè, nói đã không ra tiếng nhưng vẫn bật nhạc lớn hết cỡ và pha giọng nhừa nhựa của mình vào. Thật là khủng khiếp.
Tết, về quê là để gặp gỡ người thân, bạn bè. Với người thân, còn gì vui vẻ, ấm áp hơn khi cùng nhau ăn mâm cơm tất niên, đêm giao thừa ngồi quây quần nói chuyện về năm đã qua, ôn những kỷ niệm cũ hay bàn tính cho nhau nghe về những dự định sắp tới. Với bạn bè lâu ngày gặp lại, một lời hỏi thăm sức khoẻ, ngồi với nhau vừa ăn uống, vừa kể chuyện rôm rả chẳ♋ng phải vui hơn những chén tạc chén thù?
Nếu như ngày xưa, "miếng trầu là đầu câu chuyện" thì nꦗay ăn nhậu, hát hò đã thế chỗ vào. Trên đà cuộc sống ngày càng hiện đại, tân thời thì không thể đòi hỏi người ta phải khư khư miếng trầu mời nhau mỗi lần gặp mặt. Như thế thì bảo thủ, cổ hủ quá. Nhưng chỉ có ăn nhậu say sỉn và gân cổ lên hát karaoke thì ngày Tết ở quê sao trở nên nhạt quá.
>> 'Bắt vợ về nhà nội ăn Tết là tư tưởng phong kiến'
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.