"Chân tôi đứng không vững. Sau nửa cuộc đời xa Tổ quốc mới lại được ngửi mùi bánh chưng, xôi gấc vào ngày 𝄹Tết cổ truyജền, người con xa quê nào chẳng nghẹn ngào", bà Mây, 80 tuổi, chủ tịch Hội người Việt ở Morocco nhớ lại cái Tết đầu tiên được đại sứ quán Việt Nam tổ chức, 17 năm trước.
Năm 1972, bà Mây cùng chồng người Morocco rời Việt Nam. Chồng bà bị Pháp bắt đi lính và đưa sang chiến trường Điện Biên Phủ từ năm 1953. Thời điểm đó, cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập cũng bùng nổ tại Morocco. Khi sang Việt Nam, những chàng trai trẻ tuổi 18-20 như chồng bà thấy việc cầm súng cho đội quân xâm lược chống lạ🅰i một dân tộc đang chiến đấu giành độc lập, là hành vi vô nghĩa. Họ rủ nhau bỏ trốn, gia nhập lực lượng Việt Minh. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 300 lính Bắc Phi cùng 100 công nhân Việt Nam tới vùng núi Ba Vì khai hoang, mở nông trường. Vợ chồng bà Mây nên duyên tại đây.
Vợ chồng bà Mây cùng 70 gia đình Việt - Morocco thời điểm đó mỗi người ở một nơi, chẳng ai sống gần ai. Người dân đất nước này đa phần theo đạo Hồi. Họ đón năm mới vào tháng 5 hoặc tháng 6 theo lịch Ả rập. "Ở đây không có thịt lợn, không có gạo nếp, không có bất kỳ thứ gì để người Việt xa quê như tôi có thể đón Tết", bà Mây hồi tưởng.
Những năm đó, Morocco chưa có đại sứ quán Việt Nam. Mỗi lá thư gửi về nước, phải 6 đến 8 tháng mới nhận được hồi âm. Mỗi lần nhớ nhà, bà Mây giở những bức ảnh của mẹ, của họ hàng, mắt đau đáu hướng về phía Đông, ước một ng🌞ày được trở về.
Không có lịch âm, cũng chẳng sống gần người Việt nào, Tết đến với người phụ nữ gốc Hà Nội là khi những cây đào trong vườn nở rộ. Cả mùa đào, cuối mỗi ngày làm việc, bà lại mang ghế ra vườn ngồi ngắm, tối mịt mới vào nhà. Sau này công việc bận rộn, bà Mây cưa cành, đem vào nhà cắm, không quên đốt gốc để đào tươi lâu, một tไhói quen cũ khi còn ở quê hương.
Đầu những năm 2000, thành phố Meknes, nơi bà Mây sống bắt đầu có siêu thị của người Hoa. Ở đây có thể mua được gạo nếp, đậu xanh và ⛄một số nguyên liệu phù hợp món ăn người Việt. Từ đó, mỗi khi hoa đào hé nở, bà lại đi chặt lá chuối về gói bánh chưng, lấy thịt bò non làm nhân thay cho thịt lợn. Bà cùng chồng và con cái quây quần bên mâm cơm đón Tết Việt.
Năm 2005, Đại sứ quán Việt Nam lần đầu được mở tại thủ đô Rabat, những người xa quᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚê như bà Mây được mời đến chung vui đón T🐈ết. Ba mươi ba năm ở quê chồng, bà mới gặp lại những gia đình Morocco - Việt nhiều năm chưa hội ngộ. Họ cùng ngắm đào nở trong đại sứ quán, được thưởng thức những món ăn dân tộc như bánh chưng, nem rán, xôi gấc... đúng hương vị Việt.
"Vị dân tộc, vị quê hươ🔴ng gần 40 năm mới đ﷽ược cảm nhận. Những người con xa quê lâu như chúng tôi, ai cũng nghèn nghẹn nơi cổ họng", bà kể.
Gần hai mươi năm đón Tết tại Đại sứ quán, không chỉ bà Mây mà nhiều Việt kiều ở Morocco cũng được thức tỉnh tinh thần dân tộc. 🌼Trong số này có ông Zong Allam Mahamuod, một người con lai Việt Nam- Morocco.
Tết với người đàn ông này là sự hồi hộp trước một phong bao lì xì, là tranh nhau nếm thử miếng mứt, cái kẹo, rồi háo hức ngồi trông bánh chưng và nướng khoai. "Sang Morocco không còn không khí đó nữ🃏a, nên khi được đại sứ quán mời dự Tết 17 năm trước, bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ trong tôi bỗng ù🍒a về", ông Mahamuod, 62 tuổi nói.
Zong Allam Mahamuod tên tiếng Việt là Dũng, có bố người Morocco, mẹ người Việt Nam. Năm 13 tuổi, ông cùng bố mẹ hồi hương theo triệu hồi c⛦ủa chính phủ. Họ sống trong một ngôi làng có tên Al-Shinwa ở tỉnh Kenitra, nơi có 7 gia đình vợ người Việt kết hôn cùng chồng Morocco. Sống tại nơi có cộng đồng người Việt đông nhất Morocco nên dù xa đất nước đã 50 năm ꧟nhưng khả năng nghe nói tiếng mẹ đẻ của ông Dũng "vẫn chuẩn chỉnh".
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ ông Dũng, năm nay 87 tuổi vốn người 🥃gốc Hải Phòng, nấu ăn rất giỏi. Bà dạy các con nấu món Việt từ khi còn nhỏ. Năm 17 tuổi, ông Dũng đi làm phụ bếp rồi trở thành bếp trưởng chuỗi khách sạn 5 sao nổi tiếng ở thủ đô Rabat. Ngoài ông, bốn anh chị em khác trong gia đình cũng theo nghề bếp, ảnh hưởng từ niềm đam mê nấu ăn của mẹ.
Hơn hai mươi năm trước, gia đình ông Dũng biết Tết đến xuân về khi những cây đào trong vườn trổ bông. Mẹ ông, người phụ nữ Việt khi đó l🎀ại cắt cành mang vào nhà cắm, rồi chọn ngày cuối tuần gọi con cháu sinh sống khắp nơi về chiêu đãi tiệc Tết Việt.
Ngoài bánh chưng là món không thể thiếu, bà Nhung còn làm thịt kho tàu từ thịt bò, nem rán, canh riêu cua bể, có lần còn nấu ♕phở. "Món ăn Việt qua tay mẹ không ở đâu ngon bằng", người con trai cả nói.
Nhiều năm nay, bà Nhun🎐g cùng chồng sang Pháp sinh sống. Từ khi bố mẹ rời đi, thay vì tụ họp൩ ở nhà, anh em ông Dũng thường lái xe vượt hàng trăm km để đến Rabat dự Tết năm mới tại đại sứ quán.
Vốn là đầu bếp, người đàn ông này thường trổ tài nấu những món thuần Việt để thiết đãi bà con đến ăn Tết như mình. Sau bữa tiệc, 🃏mọi người còn được xem xiếc, múa lân, nhảy sạp... "Năm nào tôi cũng đi từ sớm, 11h đêm mới về tới nhà", ông Dũng nói.
Năm 2021, tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cửa hàng bán đồ Việt tại Morocco đóng cửa. Tháng 7, từ Pháp về thăm con, trong valy của bà Nhung ngoài mấy bộ ▨quần áo, còn lại chứa đầy gạo nếp, đậu xanh... Ngày Việt Nam và Morocco thiết lập quan hệ ngoại giao 60 năm (tháng 7/2021), người phụ nữ 87 tuổi dậy từ sớm, nấu 3-4 đĩa xôi đậu xanh to cùng hàng trăm chiếc nem mang đến đại sứ quán để mọi người cùng thưởng thức. Bà cũng để dành nguyên liệu, dặn các con gói bánh chưng và đón Tết cùng nhau.
"Với người Việt ở đây, được đón Tết như một món ăn không thể thiếu mỗi dịp Năm mới. Bà con kiều bào cũng thường mang những món ăn tự là🦹m đến như một món quà để góp vui", bà Đặng Thu Hà, đại sứ Việt Nam tại Morocco chia sẻ.
Sang năm mới 2022, cộng đồng người Việt tại đất nước Bắc Phi này có thêm niềm vui mới khi "Cổng Việt Nam tại Morocco", công trình mang đậm bản sắc dân tộc đang được xây dựng tại Làng Việt Nam, để thế hệ con cháu ๊luôn hướng về cội nguồn. Theo kế hoạch, chiếc cổng sẽ được khánh thành vào hè năm 2022.
Dù là hai thế hệ khác nhau, nhưng cả bà Hồng Mây và ông Dũng đều là người thích văn thơ, đặc biệt là những bài tự sáng tác về quê hương, đất nước. Trong ngày Tết tại đại🥂 sứ quán 21/1 vừa qua, họ cùng ngâm bài thơ mà bà Hồng Mâ♉y sáng tác trước đó không lâu.
"Dẫu rằng sống ở nơi đâu
Mong cho Đất mẹ mạnh giàu trung trinh
Lời chúc ấm áp chân tình
Sáng soi như ánh bình minh rạng ngời"
Cả hai cùng ngâm nga, đôi chỗ giọng lệch đi bởi cay cay nơi sống m🐼ũi...
Hải Hiền