Triều Tiên hôm 29/11 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 được cho là có tầm bắn xa nhất từ trước tới nay. Giới chuyên gia nhận định mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng là lý do dẫn đến việc Washington chuẩn bị tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo trong những năm tới theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2018, nhưng tham vọng này vẫn gặp trở ngại lớn, theo National Interest.
Chuyên gia Eric Gomez thuộc Viện CATO nhận định việc tăng ngân sách cho Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) cho thấy cả quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Donald Trump đều muốn tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của nước này. Theo đạo luật NDAA, MDA sẽ được rót ngân sách 12,3 tỷ USD, cao hơn 4,4 ♔tỷ USD sꦚo với đề xuất ban đầu.
Phần lớn chương trình BMD được xây dựng nhằm bảo vệ lục địa Mỹ khỏi ICBM của Triều Tiê♋n. Dù rất tốn kém và không mang lại kết quả khả quan trong các lần thử nghiệm, mối đe dọa ngày càng tăng từ chương t🍸rình tên lửa và hạt nhân Bình Nhưỡng khiến Washington quyết định đầu tư lớn cho hệ thống BMD.
Nguồn ngân sách khổ🐻ng lồ trong năm 2018 sẽ cho phép BMD cải tiến hai nội dung lớn. Đầu tiên là mở rộng và tăng cường thử nghiệm tiềm lực hiện có, bao gồm trang bị thêm 20 quả đạn đánh chặn cho Hệ thống Phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD) và bật đèn xanh cho Lầu Năm Góc mở rộng cơ sở hạ tầng vận hành GMD tại căn cứ Greely, bang Alaska. Đạo luật NDAA 2018 cũng yêu cầu MDA thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3 Block IIA với các mục tiêu mô phỏng ICBM trước năm 2021.
Nội dung thứ hai tập trung xây dựng những hệ thống mới trong lá chắn tên lửa ba tầng như cảm biến và vũ khí đánh chặn trong không gian, cũng như các khí tài có thể phá hủy t🌠ên lửa đạn đạo trong giai đoạn tăng tốc. Tuy nhiên, nhiều khả năng các hệ thống này sẽ rất tốn kém và không đạt hiệu quả như mong muốn, chuyên gia Gomez nhận định.
Dù Tri🌠ều Tiên là nguyên nhân chính thúc đẩy Mỹ tăng cường lá chắn BMD, tác động chiến lược của những hệ thống này sẽ vượt ra khỏi phạm vi bán đảo Triều Tiên.
Việc Mỹ tăng cường lá chắn tên lửa có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược với các n𝔍ước sở hữu vũ khí hạt nhân khác. Dù Washington cho rằng việc này chỉ nhằm mục đích phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng ICBM, những đối thủ tiềm tàng có thể coi đây là hành vi gây hấn, làm suy yếu khả năng trả đũa của họ trước một cuộc tấn công từ Mỹ.
Nếu Mỹ không có đủ năng lực đánh chặn ICBM, các cường quốc hạt nhân khác sẽ được trấn an rằng kho vũ khí của họ vẫn đủ khả năng răn đe tin cậy. Trên thực tế, Washington luôn khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chỉ nhằm đối phó với các cuộc tấn công hạn chế từ đối thủ tư♈ơng đối lạc hậu như Iran và Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc Mỹ không ngừng theo đuổi tham vọng sở hữu lá chắn BMD tối tân, cũng như phát triển năng lực tấn công ngày càng chính xác, khiến các quốc gia kh𒅌ác tin rằng nước này muốn vô hiệu hóa khả năng răn đe của đối thủ.
Nếu các nước lớn như Nga và Trung Quốc ra quyết định trả đũa dựa trên dự đoán xấu nhất, Mỹ có thể lâm vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân nguy hiểm. Do đó, trước khi 🅠phát triển các hệ thống BMD uy lực hơn, Washington cần cân nhắc phản ứng của các cường quốc hạt nhân ngoài Bình Nhưỡng, chuyên gia Gomez nhấn mạnh.
Duy Sơn