Nội dung được nêu trong văn bản của UBND tỉnh Thái Bình sáng 30/5, một ngày sau sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚự꧋ việc bé trai 5 tuổi ở trường Mầm non tư thục Hồng Nhung 2 bị bỏ quên 11 tiếng trên xe, tử vong.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường có dịch vụ đưa đón học sinh chọn nhà cung cấp đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô. Ngoài ra, trường phải xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đưa đón, có sự 𒁏thống nhất giữa ba bên: trường, nhà cung cấp dịch vụ và phụ huynh. Trong hợp đồng, các bên xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe và tính mạng học sinh.
Ngoài ra, giáo viên hoặc nhân viên đưa đón là người có kinh nghiệm, đã được tập huấn kỹ năng về an toàn giao thông. Người này 🅘sẽ quản lý, kiểm tra danh sách học si♔nh; đảm bảo trật tự, vệ sinh; hướng dẫn, nhắc nhở các em chú ý an toàn khi ngồi trên xe, khi lên-xuống và bàn giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.
"Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm, thông báo kịp t🅷hời cho gia đình khi học sinh vắng mặt chưa rõ lý do", công 𒉰văn nêu.
Hôm qua, bé trai 5 tuổi ở xã Minh Quang, huyện Vũ Thư tử vong sau khi bị bỏ quên tr🐟ên ôtô 29 chỗ của trường. Bé không xuống xe nhưng không ai phát hiện. Tại lớp học, giáo viên chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm củaꦍ nhà trường để theo dõi, dù biết vắng bé song không báo cho gia đình.
Công an tỉnh Thái ♎Bình đã khởi tố vụ án vô ý làm chết người và xem xét tội thiếu trách nhiệm để làm rõ những người liên quan vụ việc.
Dịch vụ xe đưa đón học sinh phổ biến ở các trường tư thục. Thông thường, các trường tự tổ chức và xây dựng quy trình này, đưa vào hợp đồng với nhà cung ♔cấp xe.
Hồi cuối năm ngoái, trong chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, Thủ tướng yêu cầu địa p💃hương hỗ trợ các trường tổ chức xe và hướng dẫn đưa đón học sinh phù hợp lứa tuổi. Mỗi xe phải bố trí ít nhất một quản lý để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự, đảm bảo an toà✃n suốt chuyến đi.