Trong một nhà hàng ở nước Nhật, bạn tôi, một người làm kinh doanh đã để một phần tiền bo cho người phục vụ. Sau khi anh bước ra khỏi nhà hàng, người phục vụ chạy theo và nói: “Tôi xin trả anh tiền của anh”. Bạn tôi đang lừng khừng trước tình huống mà theo bạ🌳n là khá kỳ lạ này thì người phục vụ nói tiếp: “Anh hãy nhớ rằng đồng tiền kiếm được không hề dễ, n🎶ên anh phải giữ lấy nó”.
Câu chuyện đó khiến tôi c﷽ó thêm một lý do để hiểu tại sao nước Nhật từ một đống đổ nát sau Thế chiến II đã vươn lên trở thành một cường quố🍌c kinh tế của thế giới.
Nhìn vào thực tế, ta phải thấy rằng, hiếm có nơi nào mà đồng tiền lẻ bị coi thường và ngược đãi như ở Việt Nam. Ở cá♒c nước phát triển, người dân tiêu xài đến từng xu. Còn ở ta, một sự thật đau lòng là giấc mơ tiền xu đã chết tức tưởi. Dĩ nhiên, nó chết là vì nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất là ít ai chịu nhận nó trong những giao dịch mua bán, kể cả việc bạn chi trả cho việc mua mớ rau ngoài chợ hay tiền gửi xe khi bạn vào một quán ăn bình dân. Người ta có một sự e ngại đặc biệt, thậm chí không muốn thừa nhận những đồng tiền xu mệnh giá nhỏ đó là tiền. Tဣhế nên bao nhiêu tiền của từ trong đống tiền xu đó dần dần lui vào quá khứ.
Đi trên đường, ♈tôi nhìn thấy những tờ tiền giấy mệnh giá từ 200 đồng cho đến 5000 đồng bay rải rác. Tiền thật của người dương gian, chứ không phải tiền âm phủ. ♏Người ta rải cho những hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan như ma chay hay giải hạn. Và điều đáng nói là ít ai chịu… nhặt vì đó là tiền lẻ.
Vào chùa hoặc đình, đền, miếu vào những đợt lễ Tết, nếu nơi nào có ao nước, tôi thấy người ta thi nhau rải cả xấp tiền lẻ xuống nước. Người rải không coi những đồng tiền đó có giá trị tiền tệ đã đành, người vớt cũng không tìm thấy hứng thú với chúng. Những đồng tiền nhòe nhoẹt mà nếu có người vớt thì cũng chỉ vớt🍰 với cái thái độ: không muốn ao nước bị bẩn.
Thái độ coi thường những đồng tiền lẻ đã bắt chúng ta phải chấp nhận một xã hội tiêu dùng ít có chỗ cho những đồng tiền như thế này. Bạn sẽ trả lời được câu hỏi vì sao bạn vào một quán ăn, trách nhiệm của quán là phải giữ xe cho bạn nhưng rồi chính bạn lại phải bực bội trả tiền một lần nữa cho việc người ta giữ xe, với mức cao hơn những đồng tiền lẻ của bạn. Bạn sẽ trả lời được vì sao bạn phải ấm ức chấp nhận trả đến cả trăm nghìn đồng chỉ cho một tô hủ tiếu ở những nhà hàng kinh doanh chặt chém một c𒆙ách thiếu đạo đức?
Và hơn hết, bạn sẽ hiểu được tại sao tiền trong túi bạn lại🔯 m🐈ất giá đến như thế.
Chúng ta đang phải đối mặt với việc phải thắt chặt chi tiêu từng ngày vì cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm chao đảo cuộc sống của chúng ta đến thế nào. Chúng ta đang phải chống chọi với những cơn bão giá, bao nhiêu khoản chi cho cuộc sống, đang phải đối mặt với bao nhiêu thứ thuế đầy rắc rối và m🐲ệt mỏi. Thì đây là lúc bạn nên thương và trâ🅰n trọng đồng tiền của bạn, dù là những đồng tiền lẻ.
Nếu về nông thôn vào những đợt rau củ được mùa, bạn sẽ thấy những nỗi buồn canh cánh của người nông dân khi phải đối mặt với sự rớt giá của sản phẩm. Một đồng tiền lẻ bạn quẳng xuống giếng trong chùa hay rải ngoài đường, hoặc ném vào một góc nào đó, có thể mua được cả cân bắp cải mà người nông dân đã nặng công chăm sóc, vun trồng đến hơn 3 tháng ròng; hoặc có thể bạn mua được 2 cân thóc của họ. Khi ngược đãi những đồng tiền ấy, bạn có bao giờ ngh൩๊ĩ đến những người nông dân vất vả đang chiếm đến hơn nửa dân số của nước ta?
Tôi đang nghĩ đến một điều, thay vì vứt những đồng tiền lẻ, bạn nên cùng những người có thái độ giống bạn, lập thành một Quỹ tiền lẻ. Mỗi ngày mỗi người dành cho quỹ một tờ thôi, chẳng bao lâu bạn sẽ có một quỹ tiền lớn. Và bạn sẽ ꦛsử dụng được nó cho nhiều việc. Ví dụ như, giúp đỡ những trẻ em nghèo mắc bệnh hiểm nghèo, những cô cậu học trò giỏi thiếu tiền không thể vào đại học, hay gần đây nhất là giúp đỡ gia cảnh khó khăn của các chiến sĩ đang bảo vệ biển đảo trước âm mưu xâm lược của 🦩kẻ thù…
Khi những đồng tiền lẻ đoàn kết lại, tôi tin nó có một sứ♔c mạnh lớn đến bất ngờ đấy!
Hoàng Nguyên Vũ