Thái Lan vừa gia nhập nhóm hơn 2ඣ0 quốc gia trên thế giới tăng cường nới lỏng tiền tệ, khi nguy cơ giảm phát bị đẩy lùi trong bối cảnh giá dầu thấp. Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết cần sử dụng chính sách tiền tệ để bù đắp cho sự thiếu hụt các động cơ tăng trưởng khác.
Kinh tế Thái Lan đã tăng chậm nhất 3 năm trong năm 2014. Ngân hàng Trung ương hôm nay cũng tuyên b𝄹ố kế hoạch cắt giảm dự báo GDP 2015.
"Động thái bất ngờ trên cho thấy nền kinh tế đang yếu hơn nhiều so với dự đoán. Dù việc giảm sẽ mang lại tác động tích cực cho cổ phiếu và chứng khoán, nó vẫn ảnh hưởng tiêu cực lên đồng baht. Có nhiều lo ngại rằng giảm lãi suất sẽ khiến dòng vốn rút ra mạnh, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị nâng lãi", Sasikorn Charoensuwan - Giám đốc Nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán Phillip nhận định trên Bloomberg.
Trợ lý Thống đốc - Mathee Supapongse hôm nay cho biết kinh tế Thái Lan đang tăng trưởng chậm lạ🅠i. Ngày 20/3, cơ quan này sẽ hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay, xuống dưới 4%. Họ sẽ theo sát nền kinh tế và hành động khi cần thiết để "duy trì ổn định tài chính trong dài hạn".
"Hiệu🍸 quả của chính sách này có thể không được nhiều. Nhưng giảm lãi sẽ vẫn hỗ trợ nền kinh tế khi các yếu tố khác không hoạt động. Chúng tôi sẽ dùng mọi công cụ mình đang 🌳có", ông Supapongse cho biết.
Xuất khẩu của Thái Lan đã giảm năm thứ 2 liên tiếp trong năm ngoái, khiến nước này nhận thấy rủi ro ngày càng tăng từ thị trường bên ngoài, đặc biệt khi Trung Quốc suy giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng trước cũng tiếp tục đi xuống𒅌.
Thời gian gꦆần đây, giá dầu giảm và tăng trưởng trì trệ đã thôi thúc hàng loạt quốc gia hạ lãi suất. Giữa tháng 2, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - Indonesia giảm lãi suất cơ bản xuống 7,5% để chống giảm phát. Cuối tháng đó, đến lượt Trung Quốc bất ngờ giảm lãi lần 2 trong vòng 4 tháng, xuống 2,5%. Vài ngày sau, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng đưa lãi suất cơ bản xuống 7,5% với lý do kinh tế yếu kém.
Hà Thu