Cuối tuần qua, khoảng 3.000 người dân tộc Karen ở bang Karen, phía đông Myanmar rời bỏ nhà cửa, chạy sang tỉnh ꦉMae Hong Son thuộc Thái Lan, sau khi quân đội Myanmar tiến hành kh𒈔ông kích 4 ngày liên tiếp.
"Một nhóm 56 người chạy trốn giao tranh đã tự ngไuyện quay lại Myanmar trên 5 thuyền cỡ vừa lúc 9h50", chính quyền tỉnh Mae Hong Son hôm nay thông báo, cho biết họ được hồi hương qua s෴ông biên giới Salween.
Giới chức Thái Lan thông báo 201 người tị n𝄹ạn khác, ♑đa số là trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi, bệnh nhân, cũng "tự nguyện quay về", nhưng không nêu rõ thời điểm.
Một nhóm lớn người tị nạn đầu tiên, khoảng 2.300 người, đã 🦋quay lại꧂ Myanmar hồi đầu tuần.
Các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền cho người Karen cáo buộc giới chức Thái Lan "đẩy đ𓆉uổi" người Myanmar về nước, ngăn cản các quan chức về người tị nạn của Liên Hợp Quốc tới khu vực tìm hiểu tình hình.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phủ nhận cáo 🧸buộc trên. Phát ngôn viên của ông hôm nay khẳng định "không đẩy người Myanmar rời đi trái ý nguyện của ꦉhọ".
Một quan chức tị nạn củ𝓀a Liên Hợp Quốc ✅cho hay "chưa được phép tiếp cận" với nhóm người này.
Quân đội Myanmar không kích khu vực d🔴o Liên minh Quốc gia Karen (KNU) kiểm soát ở tỉnh Karen suốt 4 ngày nay. Đây là cuộc không kích đầu tiên ở khu vực này trong hơn 20 năm, buộc 7.000 người phải rời bỏ nhà cửa. KNU là nhóm dân quân vũ trang lớn nhất Myanmar, từng chiếm một căn cứ quân sự.
Các cuộc không kích được tiến hành sau khi KNU công khai chỉ trích quân đội thực hiện vụ đảo chính lật đổ chính quyền dân sự. Nhóm này đã bảo vệ hàng trăm người biểu tình chống đảo chính khắp cả nước, kể từ khi lực lượꦫng an ninh Myanmar mạnh tay trấn áp phong trào biểu tình từ đầu tháng 2 tới nay.
Ngôi làng Mae Sam Laep đã chứng kiến nhiều người tị nạnꦚ vượt sông Salween tràn vào hôm 30/3 và tới bệnh viện cấp cứu. Một bác sĩ cho hay đa số bị thương do mảnh bom. Trường hợp nghiêm trọng nhất 🤪là một thiếu niên 15 tuổi bị xẹp phổi.
"Họ vẫn sợ cảnh bom rơi", Hkara, 70 tuổi, một người dân Mae Sam Laep, nói. Bà là người dân tộc Karen, từng vượt biên sang Thái Lan từ khi còn nhỏ để chạy trốn một cuộc tấn công tương t꧋ự. "Không ai muốn quay lại đó bây giờ cả", bà nói.
Saw Lab Bray, n🌃gười đã vượt biên sang Thái Lan để chữa trị hôm qua, rất lo lắng vì gia đình vẫn còn ở Myanmar. "Tôi không muốn họ chịu đau đớn giống mình", anh nói, cho biết hai cánh tay và chân đều bị thương do mảnh bom.
Hồng Hạnh (Theo AFP)