Công viên Vương quốc Hổ (Tiger Kingdom) mới mở cửa lại, chấm dứt hai ngày ngừng hoạt động vì sự cố du khách Australia có tên Goudie vừa bị hổ vồ khi đang tham quan. Chuyện khách bị tấn công không phải trường hợp hiếm trong các công viên nuôi hổ tại Thái Lan. Năm ngoái, một sinh viên người Anh (19 tuổi) còn bị một con hổ nặng hơn 180 kg vật ngã xuố🌳ng đất và cắn vào đùi tại Đền Hổ (Tiger Temple) ở Kanchanaburi (phía tây Thái 🌱Lan).
Trước khi tiếp xúc với hổ, các du khách thường 🅷được yêu cầu loại bỏ tất cả đồ đạc lỏng lẻo, có thể bay phất phơ trên cơ thể và cởi giày, rửa tay sạch sẽ, đồng thời ký giấy miễn trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn. Chi phí để được chụp ảnh cùng những chú hổ con là 900 bath Thái (gần 590.000 đồng) một người. Nếu muốn mạo hiểm hơn như và𓆉o hẳn trong lồng chơi với hổ trưởng thành, bạn chỉ phải chi thêm 100 bath Thái (xấp xỉ 66.000 đồng).
Các công viên hổ ở Thái Lan gần đây trở thành đề tài bàn tán thường xuyên về chuyện chăm sóc, đối xử với những con vật bị giam cầm. Theo quảng cáo trên website, phần lớn các công viên cho biết tất cả chúng đều được thuần hóa và huấn luyện ngay khi mới ra đời. Lũ hổ cũng thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và làm quen với con ng♏ười.
Dù vậy, ban quản lý vẫn khuyến cáo du khách luôn cần tỏ ra tôn trọng bởi thực tế chúng vẫn là động vật hoang dã. Trong khi đó, hầu hết người đến tham quan đều mê mệt với ý nghĩ ch🌞ơi đùa cùng hổ như những chú mèo và biến chúng thành trò giải trí.
Cả♒m giác căng thẳng, bồn chồn và cả tù túng do điều kiện sống nuôi nhốt được xem là nguyên nhân khiến lũ hổ tấn công du khách. Khi ở trong các công viên, chúng phải từ bỏ rất nhiều thói quen theo bả🌄n năng vốn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tự nhiên.
Trước đó, hôm 22/10, ông Goudie bị một con hổ tấn công khi bước vào lồng và cho chúng ăn. Du khách này sau đó được các nhân viên kéo ra trong trạng thái bị thương ở bꦛụng, chân và đưa đi cấp cứu tại bệnh việ✤n Phuket.
Trần Hằng (theo Telegraph)