Nhóm nhà ng🔯hiên cứu đã xem xét hàm lượng vitamin D trong các mẫu máu của hơn 2.000 người phụ nữ sinh con từ nhữꦯng năm từ 1959 đến 1965. Các mẫu máu được bảo quản trong điều kiện tốt để phục vụ xét nghiệm.
Dữ liệu thu thập được cho thấy mẫu máu của thai phụ nào có nồng độ vitamin D ít hơn 0.015 phần triệu trong 26 tuần đầu thai kỳ thì đứa con họ sinh ra nhẹ cân hơn khoảng 46 gr so với những đứa trẻ 𓃲khác. Cá biệt hơn, nhóm bà bầu thiếu vitamin D trong 14 tuần đầu mang thai thì đứa trẻ sinh ra nhẹ cân hơn 10% so với bình thường. Điều này ꦡcó nghĩa đứa bé rất nhỏ so với tuổi thai của chúng.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Cộng đồng Pittsburgh (Mỹ) cho hay, nh💜ững em bé sinh ra nhẹ cân như thế có nguy cơ cao dẫn đến tử vong trong tháng đầu tiên hoặc sau này dễ mắc các bệnh mãn tính như: tim, cao huyết áp và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Vấn đề được lý giải như sau: Cơ thể người mẹ thiếu hụt Vitamin D gây ra cản trở cho việc hấp thụ canxi. Hệ lụy của nó là làm ức chế quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi nên trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân hơn bình thường. Bên cạnh đó, t🍌hiếu hụt vitamin D làm giảm các kích thích tố cần thiết để cơ thể người mẹ sản xuất glucose và axit béo cung cấp năng lượng ꧋cho thai nhi.
"Đây là một trong những nghiên cứu lớn nhất cho thấy mối quan hệ giữa nồng độ vitamin D của người mẹ với trọng lượng của đứa con sinh ra. Những nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng chúng ta có thể cải thiện trọng lượng của trẻ sơ sinh bằng việc bổ sung đầy đủ vitamin D cho người mẹ" Lisa Bodnar, đứng đầu nhóm nghiên cứu phát biểu trên nhật báo Clinical Endocrinology and Metabolism.
Ngọc Vĩnh