Nhà máy hạt nhân Chernobyl ngày nay (BBC). |
Ngày 28/3/2006
10h (14h Hà Nội): Chúng tôi tiến vào khu vực từng chịu ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân và đi về phía nhà máy. Trong túi chúng tôi là dụng cụ đo mức độ phóng xạ, ✨có kích thước nhỏ hơn bao thuốc lá một chút.
Khu vực này là nơi mà cuộc sống bình thường đã chấm dứt từ 20 năm về trước. Người dân địa phương được sơ tán, còn các trạm kiểm soát và hàng rào thì mọc lên. Tên đầy đủ của khu vực này dịch ra từ tiếng Ukraina là Khu vực cần phải tránh xa.
15h: Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl có 4 lò phản ứng. Chiếc bị nổ là lò số 4. Sau sự cố nó đã được phủ kín bằng một lớp vỏ đặc biệt làm từ thép và bê tông. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đến thăm phòng điềuဣ khiển của lò phản ứng thứ nhất và nói chuy𝔍ện với các nhân viên tại đây.
Lò phản 🉐ứng này không còn phát điện suốt 10 năm qua, nhưng nhiên liệu hạt nhân thì vẫn chư🍰a được dỡ bỏ. Do đó, hệ thống an toàn và tản nhiệt tại đây vẫn còn đang hoạt động. Nó có vẻ giống như một bệnh nhân đang cố gắng duy trì sự sống vậy.
Trong phòng kiểm tra nhìn ra, chúng tôi thấy một thứ trông giống như chiếc quách thời xưa làm bằng hợp kim màu xám. Tại đây c🅠húng tôi lần đầu tiên nhận biết được lượng chất phóng xạ có trong không gian. Trên thực tế, chúng tôi không tự nhận biết được mà chiếc máy đo mang theo đã làm điều đó.
19h: Theo kế hoạch chúng tôi sẽ quay trở lại khu vực nhiễm xạ vào cuối tuần này. Nhiều khả năng chúng tôi s🃏ẽ gặp gỡ một số nhân viên khi đến Slavutich, thành phố mới được xây dựng từ 🦋những ngổn ngang của thảm hoạ năm 1986. Nhưng chúng tôi sẽ không vào lại bên trong nhà máy.
Chúng tôi có một cảm nhận mạnh mẽ là: Cho ngưng hoạt động hoàn toàn một nhà máy điện hạt nhân không phải là chuyện dễ, đặc biệt là khi bạn không có nơi nào để chứa nhiê🌄n🌠 liệu đã qua sử dụng và phải phụ thuộc tài chính vào các nhà tài trợ quốc tế.
Nhiệm vụ vào lúc này tại Chernobyl thực chất không phải để làm cho nó an toàn, mà là giúp nó đủ an toàn để các thế hệ sau giải quyết thảm hoạ. Người ta hy vọng trong vòng 50 năm tới, loài người sẽ có ý tưởng tố🎃t hơn trong việc phải làm gì với những di sản để lại sau thảm hoạ hạt nhân năm 1986 ở Chernobyl.
Ngày 29/3/2006
Phóng viên Stephen Mulvey và nhiếp ảnh gia Phil của BBC tại nhà máy Chernobyl.
08h00
: Hôm nay chúng tôi sẽ có một cái nhìn về tương lai, chứ không giống chuyến đi ngược lại quá khứ như hôm qua. Chúng tôi khởi hành chuyến đi tới một lò phản ứng mới trong vùng ở Rivne, bắt đầu phát điện từ mùa thu năm ngoái.Việc xây dựng lò phản ứജng tại Rivne được đặt ra từ những năm 1980 nhưng bị ngưnﷺg trệ sau vụ nổ Chernobyl.
Tuy nhiên, một vài năm sau khi Liên Xô sụp đổ và Nga tuyên bố dầu mỏ và khí đốt sẽ không được cung cấp miễꦏn phí nữa, thì Ukraina mới đi đến quyết định, năng lượng hạt nhân vẫn là sự lựa chọn tốt hơn cả. Do vậy lò phản ứng hạt nhân nói trên được hoàn tất.
Ít nhất sẽ còn có thêm hàng chục lò khác đang có kế hoạch xây d🍸ựng trong 25 năm tới ở Ukraina.
16h00: Chúng tôi di chuyển 350 km dọc con đường nối thẳng từ thủ đô Kiev, Ukraina tới Warsaw, Ba Lan. Mỗi chiều chỉ có một làn với vô số ổ gà như rỗ hoa trên mặt đường. Hai bên là rừ𓆉ng cây phủ trắng tuyết.
Nhiều ngôi làng 🐠cạnh đường chỉ thấy chất những đống củi đun, có vẻ như họ không có gas để sử dụng. Sau kh𒐪i vượt qua những ngôi nhà nông thôn làm bằng các súc gỗ và những chiếc xe ngựa kéo đơn độc, chúng tôi đã đến nhà máy điện hạt nhân Rivne.
Giám đốc Nikolai Fridman (BBC) |
An ninh tại khu vực Rivne được thắt khá chặt. Không ai được phép chụp ảnh và các nhân viên làm việc tại đây phảꦐi tuân thủ một quy định chặt chẽ. Không có người vận hành nào hút thuốc trong các phòng điều khi⛦ển.
Giám đốc nhà máy Rivne, Nikolai Fridman, không muốn chỉ trích l🍸ﷺoại lò phản ứng RBMK từng phát nổ ở Chernobyl. Ông chỉ ra rằng, cho tới nay Nga vẫn sử dụng thành công 10 lò phản ứng loại này.
Theo ông, các lò phản ứng hiện nay ở Rivne an toàn hơn nhưng chúng cũng có thiết kế tương đối cũ. Hai lò phản ứng tiếp theo được xây dựng trong nhà máy sẽ thuộc thế hệ mới🐼, có khả năng là kiểu "Fast Neutron" như ông nói.
Nikolai Fridman lúc nào cũng bận 𒉰rộn nghĩ về tương lai của nhà máy. Khi chúng tôi hỏi liệu ông có bao giờ nh𝔍ớ về vụ Chernobyl không, ông trả lời: "Chúng tôi nghĩ về nó, chúng tôi nói về nó và chúng tôi rút ra bài học từ đó".
Theo ông Fridman, khi những người🥀 làm trong ngành năng lượng nguyên tử của thế giới gặp gỡ nhau, họ thường thảo luận về những vụ như ở Chernobyl, Three Mile Island và Windscale, đồng thời thống nhất với nhau rằng những sự cố như vậy không bao giờ được phép lặp lại.
Đình Chính (lược dịch)