Thạc sĩ, bác sĩ Trần Việt Cường, Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết, để có sức khỏe tốt, người phụ nữ cần thực hiện sinh൲ đẻ có kế🍸 hoạch, không đẻ nhiều, đẻ dày, tránh mang thai ngoài ý muốn.
Theo bác sĩ Cường, phụ nữ không nên có con trước 22 tuổi, vì đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ, cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết cũng chưa phát triển hoàn thiện. Không nên sinh quá muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn khung xương chậu, các dây chằng cứng khó giãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Mặc khác thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nếu thai phụ lớn tuổi. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25ꦉ đến 30 và khoảng cách mỗi lẫn sinh là 3-5 nǎm.
Thăm khám cần thiết trước khi mang thai:
- Tẩy giun sán trước khi muốn có thai vì bạn sẽ không thể tẩy giun trong 🙈khi đang mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đìn♍h cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây lan chéo ngược lại.
- Bắt đầu uống bổ sung viên sắt và acid folic trước khi quyết định có thai 6 tháng để phòng tránh dị tật ꩵống thần kinh cho thai nhi. Tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.
- Kiểm tra răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ). Ngưng việc sử dụn🍃g chất làm trắng răng, hiện chưa rõ những chất làm trắng đó liệu có an toàn cho thai nhi và thai phụ hay không. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.
- ಞTiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B... Nên chích ngừa ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
- Kiểm tra huyết áp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai vì huyết áp cao 🀅gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng của cả bản thân người mẹ và thai nhi.
- Tầm soát bệnh đái tháo đường. Nếu mắc bệnh, nên kiểm soát đường huyết tốt và ☂có sự tư vấn của bác 🍸sĩ về dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.
- Tầm soát bệnh thiếu máu. Thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi. 🍎Cần bổ sung viên sắt đầy đủ trước khi mang thai.
Xét nghiệm nên làm trước khi mang thai
- Xét nghiệm máu, biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.
- Xé🎉t nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đườ꧑ng, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.
🧸 - Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn ... trong nước tiểu.
- Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua 💮con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
- Siêu âm💧 ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
- Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 🌜35 tuổi.
- Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ t♓ử cun๊g.
- Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
Lê Phương