Trận thi đấu bắt đầu lúc 20h ngày 1🌠/10 giữa đội chủ nhà Arema và kình địch Persebaya Surabaya, trên sân vận động chật kín 42.000 cổ động viên. Người hâm mộ của Persebaya Surabaya không được mua vé xem trận đấu vì lo ngại bạo lực nổ ra giữa hai bên.
21h47: Cửa vẫn đóng
Trận đấu kết thúc vào 21h57, với tỷ số 2-3 nghiêng về đội khách. Sân vận động có quy định tất cả cửa ra phải mở 10 phút trước khi trận bóng kết thúc, nhưng theo lời các nhân chứng và một số hình ảnh, một số cửa vẫn đóng. Phát ngôn viên Hiệp hội Bóng đá Indonesia Ahmad Riyadh nói cửa chậm mở do cảnh sát "chưa đến". Trong khi đó, cảnh sát bác bỏ, khẳng định các c⭕ửa ra đều mở.
Khi tiếng còi kết thúc van✱g lên, bi kịch bắt đầu diễn ra.
22h17: Khán giả tràn xuống sân
Các cầu thủ Arema nghỉ ngơi trên sân sau khi thua trận. Họ đi từ phía khán đài pꦚhía tây sang phía đô🌳ng để chào người hâm mộ lúc 22h17.
Hai cổ động viên xuống sân gặp cầu thủ. Một người dường như định gây sự nhưng sau đó ôm một th✨ành viên trong đội. Một số người giơ ngón tay giữa ♉từ trên khán đài. Khi cổ động viên thứ ba chạy đến, nhân viên bảo vệ đã cố gắng ngăn anh ta lại.
Hàng chục cổ động viên khác sau đó đổ xuống sân, bất chấp yêu cầu quay lại khán đài được lực lượng an ninh đưa ra. Tới 22h18, nhân viên an nin𒁃h hướng dẫn cầu thủ vào phòng thay đồ, trong khi người hâm mộ tiếp tục tràn xuống.
22h19: Cảnh sát chống bạo động được triển khai
Một phút sau, các quả pháo sáng được ném ra từ khán đài phía tây, rơi xuống gầ♛n nơi cầu thủ được hộ tống ra ngoài. Cảnh sát chống bạo động mang theo khiên và dùi cui được triển khai từ phía bắc sân vận động.
Tới 22h10, người hâm mộ lùi lại khán đài phía đông khi cảnh 🍎sát chạy về phía họ. Một số cảnh sát dùng dùi cui đánh người hâm mộ, còn đám đông ném đồ đạc về phía lực lượng chức năng.
Tớꦚi 2🌊2h22, cảnh sát và người hâm mộ đụng độ trên sân. Một số cổ động viên hò hét, kêu gọi bạn bè quay lại khán đài. Các sĩ quan di chuyển về phía khán đài phía bắc, đánh người hâm mộ khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
22h25: Cảnh sát bắn hơi cay
Ba phút sau, cảnh sát quyết định bắn những quả hơi cay đầu tiên lên khán đài phía đông và phía tây. Người hâm mộ phản ứng bằng cách ném đồ đạc vào sĩ quan, một số tràn ra sân để nℱém. Cảnh sát tiếp tục bắn🌃 nhiều hơi cay hơn.
Đây được coi là phản ứng thái quá của cảnh sát Indonesiaꦡ, bởi giới chức thể thao quốc tế khuyến cáo lực ไlượng an ninh không sử dụng hơi cay trong sân vận động.
Liên tiếp hứng chịu đạn hơi𒉰 cay trên khán đài, hàng nghìn cổ động viên bị ngạt thở và tìm cách tháo chạy tới cổng thoát hiểm. Trong lúc chạy trốn, nhiều người bị giẫm đạp hoặc chết ngạt vì cổng đóng hoặc cổng mở quá hẹp.
Những người sống sót 🤡cho hay hà✱ng chục người chết ở cổng số 13, nơi giao nhau giữa khán đài phía tây và phía nam.
Một số nhân chứng nói rằng các phóng viên ảnh, phóng viên video đã ngừng ghi hình để giúp đỡ nạn nhân trong khi cảnh sát không💫 làm gì. Nhiều cảnh sát rời khỏi sân khi cổ động viên chạy để💖 tránh hơi cay. Nhiều người nhập viện cấp cứu.
Cảnh sát nói rằng khoảng 3.000 khán giả đã tràn 🦩xuống sân. Sự việc khiến tổng cộng 131 người chết, hàng trăm người bị thương. Đây được xem là một trong những thảm kịch sân cỏ chết chóc nhất thế giới.
Giới chức cho biết 11 sĩ quan đã bắn hơi cay ngăn để khán giả tràn xuống sân nhưng đã khiến khán giả hoảng sợ và cố gắng rời đi ngay lập tức. Cảnh sát đã bắn 8 ống đạn hơi cay lên khán đài và ba ống đạn ra sân. Indonesia đã𝄹 khởi tố 6 người với cáo buộc sơ suất dẫn đến cái chết, gồm ba cảnh sát và ba người chịu trách nhiệm ꦯtổ chức, đảm bảo an ninh trận đấu.
Hồng Hạnh (Theo AFP)