Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria Tự do ngày 9/10 bắt đầu mở chiến dịch tấn công nhằm vào người Kurd ở đông bắc Syria. Một nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chiến dịch gồm các cuộc không kích kết hợp với pháo kích. Nhiều vụ nổ lớn đ🐽ã làm rung chuyển thành phố Ras al Ain, Syria, nằm gần thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd có nguồn gốc sâu xa từ những động lực cạnh tranh quyền lực trong khu vực, tạo ra một mạng lưới lợi ích rối rắm. Bức tranh càng bị làm phức tạp thêm với thực tế rằng Mỹ là đồng minh với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) 🍷của dân quân người Kurd.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu 🍌của chiến dịch là "phá hủy hành lang khủng bố" mà t𒉰heo ông dân quân người Kurd đang cố gắng thiết lập ở biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời mang lại hòa bình cho khu vực.
Những lãnh đạo SDF c♎h♌ỉ trích các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây nguy hiểm cho dân thường, cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tiềm tàng. Các nhóm người Kurd trên chiến trường đã chia sẻ những bức ảnh và video cho thấy người dân bỏ chạy khỏi làng mạc khi khói đen bốc lên sau lưng họ vì các cuộc không kích.
Để hiểu rõ xung đột hiện nay đòi🦹 hỏi phải biết về nền tảng tranh chấp chữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd và cách Mỹ tham gia vào tranh chấp này.
Người Kurd là nhóm dân tộc lớn thứ 4 ở Trung Đông. Dù số lượng lớn, họ không có quốc tịch và quê hương trải dài từ🍒 Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran tới Armenia.ಞ Sau Thế chiến I cùng sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, rất nhiều người Kurd đã nỗ lực đấu tranh cho một nhà nước Kurd độc lập. Những lời hứa hẹn đã được đưa ra trong các hiệp ước đầu tiên hướng tới một quốc gia cho người Kurd. Nhưng khi khu vực bị chia rẽ, ước mơ của người Kurd không thể trở thành hiện thực. Từ đó tới nay, người Kurd vẫn theo đuổi nỗ lực lập quốc nhưng đều bị dập tắt.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd luôn ở thế đối đầu căng thẳng. Ankara coi các lực lượng người Kurd ở biên giới phía nam nước này là một mối đe dọa và Tổng thống Erdogan nhiꦺều năm qua đã liên tục thông báo về các kế hoạch can thiệp quân sự vào vùng đất phía bắc Syria. Thực tế, tr🐽anh chấp có nguồn gốc từ rất lâu trong lịch sử và về bản chất, nó gắn liền với một cuộc xung đột nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara xung đột với đảng Lao động người Kurd (PKK) kể từ sau khi PKK phát động một phong trào ly khai ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu những năm 1980.🐼 Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều coi PKK là tổ chức khủng bố.
Tại Syria, lực lưꦐợng dân quân mang tên Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) bắt đầu hoạt động từ năm 2004 với mục tiêu thành lập một nhà nước tự trị cho người Kurd.
YPG và một nhóm dân quân liên kết gồm toàn các nữ chiến binh được một số nước phươn✨g Tây hoan nghênh vì lập trường chống Hồi giáo cực đoan của họ. Nhóm đã thu hút được số lượng đáng kể các tình nguyện viên tới gia nhập hàng ngũ để chiế♔n đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Nhưng các thành viên dân quân YPG lại có quan hệ chặt chẽ với PKK, 𒆙nhóm người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ gắn🤡 mác "tổ chức khủng bố", dù các lãnh đạo YPG phủ nhận mối liên hệ.
Thời kỳ đầu cuộc nội chiến Syria, YPG đã thành công trong việc thiết lập một vùng đất hòa bình mà họ gọi là Rojava ở phía bắc Syria. Các thành viên YPG sau đó tham gia cùng những nhóm vũ trang khác trong khu vực và phát t🉐riển thành SDF như hiện nay. SDF góp công lớn trong nỗ lực đẩy lùi IS khỏi lãnh thổ Syria.
Khi SDF giành lại quyền kiểm soát các thị trấn và thành phố trên k🎐hắp vùng đông bắc Syria từ tay IS, sức mạnh của người Kurd vì thế được gia tăng, song đây lại là mối lo ngại đối với Tổ🉐ng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Chiến dị💃ch của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người K๊urd ở Syria khiến Mỹ mắc kẹt giữa hai đồng minh.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần thông báo rút quân khỏi Syria được ví như tín hiệu bật đèn xanh cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan từ lâu đã ủng hộ Mỹ rút quân và tܫhúc giục Tổng thống Trump xóa bỏ hỗ trợ cho SDF, gần đây nhất là trong một cuộc điện đàm vào cuối tuần.
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là đồng minh thân cận. Nhưng Mỹ và người Kurd cũng có lịch sử hợp tác lâu dài. Liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu bắt đầu hợp tác với SDF vào năm 2015, cho rằng SDF là lực lượng có khả năng lớn hơn cả giúp đẩy lùi IS, nhóm cực đoan từng chiếm giữ nhiều vùng lãnh th🔯ổ tại Iraq và Syria. Điều này đã được chứng minh là đúng.
Trước sự chỉ trích từ cả các đồng minh chính trị và đối thủ, Trump tiếp tục phát đi những thông điệp nhiễu loạn về lập trường c𒁃ủa Mỹ khi ban đầu ông lên tiếng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng về sau lại thay đổi.
"Chúng tôi có thể đang tronꦓg quá trình rời khỏi Syria nhưng không có chuyện chúngꦗ tôi bỏ rơi người Kurd, những người rất đặc biệt, những chiến binh tuyệt vời", Trump ngày 8/10 viết trên Twitter. Trong thông điệp tiếp theo, ông khẳng định Mỹ "sẽ giúp người Kurd về tài chính" và cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về "một cuộc chiến không cần thiết" sẽ gây ra "những hệ quả thảm khốc".
SDF đã cho thấy họ là lực lượng đóng vai trò quan trọng giúp giành lại quyền kiểm soát các khu vực bị IS chiếm đóng.🧔 SDF cũng đang bắt hàng chục nghìn chiến binh IS cùng𝔍 gia đình họ. Những người này hiện bị giam tại các nhà tù tạm thời ở khu vực bị Thổ Nhĩ Kỳ nhắm tới. Trong khi Tổng thống Trump nói Ankara cần chịu trách nhiệm với họ, đến nay chưa có kế hoạch sơ tán nào được đưa ra.
Dù IS đã bị đẩy lùi, tình hình an ninh ở phần lớn lãnh thổ Syria vẫn rối ren. Một số người lo ngại khi khu vực đông bắc Syria rơ🦂i vào bất ổn, sự hỗn loạn sẽ là điều kiện tuyệt vời để IS "hồi sinh".
Thậm chí hiện tại, dù mất lãnh thổ, có bằng chứng cho thấy các chiến binh IS vẫn hoạt động ở Syria, Melissa Dalton, 🍃giám đốc Dự án Hợp tác Phòng thủ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho hay.
"Có khả năng rất cao là IS sẽ lợi dụng việc SDF, Mỹ và các thành viên khác trong liên minh đang tập trung vào chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để tập hợp lực lượng trở lại"❀, bà nói.
Da♍lton còn e ngại trước nguy cơ xảy ra các cuộc vượt ngục và nổi loạn của những tù nhân IS. "Đây 🧔thực sự là một công thức cho thảm họa", bà nói.
Vũ Hoàng (Theo New York Times)