- Nguồn cảm hứng nào giúp anh viết nên những cuốn sách hay về chó dẫn đường cho người khiếm thị?
- Một buổi chiều năm tôi 12 tuổi, trong một công viên ở Moscow (Nga), tôi làm quen với một thanh niên mù. Cùng đi với anh ấy là một con chó mang trên mình những thứ khung đai trông rất lạ. Người bạn mới quen cho biết, đó không phải chó thường mà là chó dẫn đường, thực chất là... đôi mắt của anh. Câu chuyện của anh khiến tôi vô cùng xúc động. Từ lúc đó, tôi đã quyết tìm hiểu về cuộc sống của người khiếm thị, về các phương tiện hỗ trợ và về chủng loại chó dẫn đường. Thì ra, trong số những người sáng mắt, chẳng mấy ai biết rõ về đời sống cꦍủa người khiếm thị. Tôi chợt nghĩ: "Ai sẽ giúp đỡ người mù, nếu không phải là người sáng mắt? Tại sao chúng ta không biết gì về các vấn đề của họ?".
Thực ra, chúng ta cũng có biết nhưng rất h꧑ời hợt. Và rồi tôi tự hứa với lòng mình sẽ quyết tâm giúp đỡ người mù. Nhưng tôi chỉ là một học sinh, giúp cách nào đây? Chỉ có cách kể cho mọi người biế𝔉t chi tiết về người khiếm thị và những vấn đề của họ. Khi đó, dù mới 12 tuổi, tôi đã hiểu rằng người sáng mắt biết càng nhiều về người mù, họ càng sẵn sàng hơn để giúp đỡ.
- Anh bắt tay vào viết bộ sách này như thế nào?
- Tôi bắt đầu thu thập tư li🎶ệu qua Internet, qua những người quen biết. Đặc biệt, tôi đến trường quốc gia đào tạo chó dẫn đường để tìm hiểu công việc của loại chó đặc chủng này, làm quen với những người mù đến tham gia thực tập. Thế rồi ý tưởng v꧒iết sách xuất hiện. Nhưng nếu chỉ viết về các vấn đề của người khiếm thị thì mấy ai đọc? Tôi quyết định viết theo thể loại truyện hành động, dưới dạng tự truyện của một con chó dẫn đường, trong đó lồng ghép, tích hợp các vấn đề của người khiếm thị. Tôi xin dành tặng những cuốn sách này cho những ai có đôi mắt đã chết nhưng trái tim vẫn đang sống.
- Chú chó trong sách thật kiên cường nhưng cũng rất tình cảm. Anh có thể chia sẻ quá trình xây dựng hình tượng nhân vật Trison trong bộ sách?
- Thứ nhất, tôi có một con chó thuộc giống Labrador. Thứ hai, nhà tôi ở rất gần trường quốc gia đào tạo chó dẫn đường. Đó là ngôi trường duy nhất của nước Nga trong lĩnh vực này. Tôi thường đến đó, tiếp xúc với các huấn luyện viên và các học viên bốn chân. Khi giao tiếp, tôi thư💮ờng nhìn thật sâu vào mắt loài vật này. Cần phải nhìn vào mắt từng con chó để hiểu được chúng muốn nói gì. Nhiều chi tiết, tình tiết xuất hiện trong đầu tôi nhờ vào ánh mắt của những con chó dẫn đường thông minh, gan dạ, tru🎉ng thành và giàu tình cảm ấy.
- Từng có nhiều tác phẩm viết về những chú chó được bạn đọc yêu thích như "Cún bụi đời", "Con Bim trắng tai đen", "Chó hoang Dingo", "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Nanh trắng"…Khi chọn chú chó Trison làm nhân vật chính cho bộ truyện, vì sao anh vẫn giữ được nguồn cảm hứng tươi mới để viết nên tác phẩm?
- Tôi đã đọc hết những cuốn sách ấy. Tôi rất thích sách viết về loài vật. Nhưng không có một cuốn nào về chó dẫn đường. Đó là những con chó chuyên giúp đỡ những người mù bất hạnh. Đã đến lúc phải nói về loài vật này, không thể im lặng lâu hơn được nữa. Mọi người cần được biết những thông tin chân xác và cảm động về cuộc sống của người khiếm thị. Nhất thiết phải giúp họ tránh được cảm giác bị đồng loại lãng quên, ruồng bỏ. Khi giúp đỡ người khiếm thị, chúng ta, ꧒những người sáng mắt, càng sáng mắt hơn - đó là điều tâm niệm suốt đời của tôi.
- Hoàn thành bộ truyện "Cầu vồng trong đêm", anh phải gặp gỡ và trò chuyện với rất nhiều người khiếm thị để hiểu về đời sống của họ và lấy tư liệu cho cuốn sách. Trong quá trình đó, câu chuyện của nhân vật nào khiến anh thực sự ấn tượng?
- Thật khó để chọn ra một hai câu chuyện hay nhân vật. Tất cả những chuyện về người khiếm thị đều chạm đến tận con tim. Họ giàu nghị lực và có khả năng lao động tuyệt vời, kể cả lao động sáng tạo. Chúng ta, những người sáng mắt, cần học hỏi ở họ về ý chí kiên cường, khát vọng sống và cống hiến cho đời. Những tấm gương ấy chắc chắn 💃khiến cho những người sáng mắt nhưng ưa kêu ca về số phận phải lấy làm hổ thẹn.
- Từ năm 12 tuổi, anh đã quan tâm đến việc giúp đỡ người mù, một việc rất khó ngay cả đối với người trưởng thành. Anh còn tự đứng ra thành lập quỹ "Những trái tim đang sống"nhằm quyên tiền mua máy đọc chữ nổi và những thiết bị chuyên dụng cho người mù điều khiển máy tính... Anh gặp những khó khăn nào khi thực hiện các dự án này?
- Bất kỳ công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, nhưng đều có thể vượt qua. Tôi cũng gặp không ít trở ngại, chẳng hạn, một số doanh nghiệp và quan chức cho rằng người mù thì 𝕴cần gì đến máy vi tính. Họ không hiểu rằng khoa học kỹ thuật ngày nay đã tiến rất xa, có thể giúp người mù hoạt động độc lập, không cần đến sự trợ giúp của người khác. Họ có thể làm việc trên máy vi tính, giao tiếp qua mạng xã hội, sử dụng hộp thư điện tử... Người khiếm thị cũng giống như tất cả chúng ta, nhưng cần tạo cho họ một số công cụ hỗ trợ. Trẻ em khiếm t🐈hị cũng muốn (và cần) được học hành, tiếp thu kiến thức để sau này làm việc hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội. Trong số những người khiếm thị, có không ít tài năng cần được nâng đỡ, vun đắp.
- Dự định sắp tới của anh là gì?
- Hiện tôi đã thi đỗ vào khoa "Các vấn đề toàn cầu" của Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow, Nga mang tên Lomonosov, chuyên ngành "Quan hệ quốc tế". Nhưng dù sẽ là ai đi nữa, tôi cũ💜ng không bao giờ từ bỏ niềm đam mê viết lách. Tôi cũng muốn thử sức trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Điều quan trọng nhất là tôi sẽ luôn giữ vẹn điều nguyện ước của lòng mình: suốt đời chú tâm giúp đỡ người khiếm thị.
- Nếu có một lời chúc dành cho những người khiếm thị của Nga, Việt Nam và toàn thế giới, anh sẽ nói gì?
- Rất dễ: chúc họ được sáng mắt! Nhưng đáng tiếc, không phải đối với tất cả mọi người, lời chúc ấy đều có thể trở thành sự thật. Vì thế, tôi mong họ kiên trì chịu đựng và vượt qua hoàn cảnh. Nếu không thể sáng mắt, mong họ được sáng lòng. Tôi cũng cầu chúc cho họ có được hạnh phúc và đạt nꦚhiều thành tựu trong cuộc sống.
Mikhail Samarsky sinh năm 1996, trong một gia đình có truyền thống văn chương (bố là nhà soạn kịch, mẹ là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám), từ năm 12 tuổi, Mikhail Samarsky đã bắt đầu đam mê sáng tác. Năm 2008, Mikhail Samarsky xuất bản tác phẩm đầu tay: Đánh đu giữa những triền đồi. Năm 2009, Mikhail xuất bản cuốn truyện Cầu vồng trong đêm tập 1 và xuất bản tập hai tác phẩm này vào năm 15 tuổi. Hiện tại, Mikhail đã hoàn thành tập ba, bốn và đang viết song song tập năm, sáu series truyện này. Năm 2012, cây bút từng được mệnh danh là Thần đồng văn học Nga xuất bản cuốn Mười hai lần chạm tới chân trời (tập tiếp theo của tác phẩm Đánh đu giữa những triền đồi). Bộ sách Chó dẫn đường của Mikhaiಞl Sꩵamarsky được công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News và NXB Tổng hợp TP HCM ấn hành. Ngày 26/12, tác giả trẻ này lần đầu tiên đến Việt Nam để giao lưu với độc giả, giới thiệu về bộ sách của mình. |
Hồ Huy Sơn thực hiện