Tôi chạnh nhớ ngôi nhà lụp sụp của mẹ Ngư, người mẹ Việt Nam anh hùng có đến 7 người con ruột và rể đã hy sinh. Là một ngày tháng bảy nhiều năm trước, chúng tôi theo đoàn ủy lạo của tỉnh Bình Thuận đến thăm mẹ. Ngôi nhà tồi tàn, trên bàn thờ sơ sài dày đặc những tấm ảnh, ai cũng còn trẻ quá. Bế🅠p lạnh tro tàn, một niêu cơm nhỏ xíu nghiêng ngả, tảng cơm còn nguyên dấu muỗng khoét.
Tháng bảy, tháng những linh hồn côꦡ đơn mong vài ngày no ấm. Nhưng rất nhiều người còn sống cũng có ấm áp đâu. Tháng bảy năm nào cũng vậy, khác hẳn mọi ngày trong năm, nườm nượp đoàn này đi đoàn khác đến những ngôi nhà mẹ Ngư, trao vội món quà, rộn ràng báo chí ghi hình phỏng vấn. Có ai ngủ lại với mẹ một đêm cho ấm ngôi nhà cô quạnh, ăn với mẹ chén cơm cho chiếc mâm khỏi lệch một bên, thay bàn tay đứa con xoa vuốt tấm lưng nhẹ như bông của mẹ? Không, không ai cả. Người ta còn vội đi chùa khấn vái những người đã mất.
Tôi nhớ những bàn thờ dày đặc chi chít trước sân những ngôi nhà ở ngoại ô Huế. Trong đêm đen, đốm đỏ lập lòe đầu những cây nhang trông càng thê lương vời vợi, có những ngày rầm rì tiếng kinh cầu an cho những người đã khuất trong chiến tranh. Hàng dãy phố người dân tự nguyện cấm đường để căng bạt làm nơi cầu nguyện chung sau các miếu thờ nhỏ. Chúng tôi đ🧸ã quỳ xuống lặng yên trong những lễ giỗ đó. Nghe mình chìm đi.
Những người mẹ mất con, vợ mất chồng... đã bao♕ năm đó, có ai không ước nguyện lại được một lần gặp nhau? Có khôn🐓g gian nào không từng có những người yêu thương của chúng ta vấn vít? Một ngày kia, bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ trở thành các linh hồn. Vậy thì tại sao lại sợ hãi?
Chúng ta đã khóc thương biết bao nhiêu khi những người thương yêu bỏ ta đi. Bao nhiêu người vẫn hằng đêm khẩn cầu cho người thân đã khuất bình an nơi thế giới bên kia. Thời khắc đất trời qua vòng quay mới, với đa số người Việt Nam, thiêng liêng nhất vẫn là lúc dâng mâm cơm cúng lên bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương mời ông bà về chứng giám con cháu vẫn mạnh khỏe, sung túc, hạnh phúc và cầu khẩn phù hộ độ trì. Trong tâm linh người Việt, người đã khuất chưa꧑ bao giờ ra hẳn khỏi trí nhớ người còn trên cõi thế.
Nếu linh hồn có thể trở lại thế gian, tôi sẽ vui sướng biết bao thấy lại nụ cười hiền hậu của chị gái tôi. Tôi sẽ gặp lại ông ngoại tôi. Ông tôi cao gầy có chòm râu trắng. Tôi sẽ gặp lại bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi nhỏ bé và tinh nhanh, đôi mắt nhăn 🔯nheo sáng ngời. Bà tôi lưng còng quét mảnh vườn tinh tươm đầy cây thuốc, cứ sau rằm lại cặm cụi phơi chuối khô cho cháu. Tôi sẽ gặp lại♔ thằng bạn thân trời đánh đã bỏ bạn bè rong chơi khi còn rất trẻ. Tôi sẽ gặp lại bao nhiêu yêu thương đã rời chốn này.
Vậy thì có 🥂chi mà sợ, tháng của các linh hồn. Chúng ta ai chẳng từng tiếc đã không còn kịp để yêu thương người nào đó. Từng mong thời gian quay trở lại để sống trọn một khoảnh khắc hạnh phúc. Từng ân hận vì đã làm điều lầm lỗi. Vậy nếu những linh hồn có thể quay trở lại trần gian, đó là dịp may hiếm có để chúng ta sẽ sống tiếp nhẹ nhàng hơn trước, là cơ hội để sửa sai, để yêu bù, để thương🧸 gấp bội, để kịp nói và kịp làm những gì đã tiếc.
Tháng bảy, rất nhiều người tìm đến chùa làm từ thiện cho người, phóng sinh cho vật. Vậy thì sao phải sợ hãi "cô hồn", những linh hồn đơn độc, bất hạnh, không còn ai tưởng nhớ. Những linh hồn ấy chỉ thiết tha cầu được no ấm và tình thương như tất cả mọi người - điều mà lúc còn trên trần gian họ đã không được hưởng, do ai đó trong chúng ta đã không kịp làm. Hoặc như tín ngưỡng dân gian, họ trở lại để "thưởng thiện, phạt ác". Vậy thì làm được điề🐼u gì thiện, hãy làm ngay đi. Bớt được điều nào ác, hãy bớt lập tức. Chớ có sống tham lam, độc ác, hay hời hợt đãi bôi quanh năm rồi cứ tháng bảy đến thì lại đập đầu sám hối và khẩn cầu.
Giá như ai cũng nhớ, ăn hiền ở là✅nh trong hết cả năm chứ không phải chỉ xuýt xoa trong "tháng bảy cô hồn", có lẽ cuộc sống này đã nhẹ nhàng biết mấy.
Hoàng Xuân