Kim Jong-un bước chân qua ranh giới liên Triều. Video: 7news.
Lãnh đạo ♛Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay bước qua đường biên giới liên Triều ở Panmunjom, thuộc Khu phi quân sự liên Triều, để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo Triều Tiên sang Hàn Quốc kể từ khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953.
Đây là thay đổi lớn của ông Kim, người vừa mới năm ngoái đưa ra nhiều lời đe dọa về việc tấn công hạt nhân Mỹ. "Ông ấy là bậc thầy của cử chỉ táo bạo", Gary Samore, c♔huyên gia không phổ biến꧂ vũ khí hạt nhân tại trường Kennedy của Harvard, nói.
Với chuyến công du đầu tiê🗹n tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước, hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và kế hoạch gặp Tổng thống Trump, ông Kim đang thể hiện mình là lãn🍎h đạo có vị thế trên trường quốc tế.
"Ông ấy không chỉ là một người trẻ chỉ hào nhoáng bên ngoài", Balbina Y. Hwang, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại🍒 học Georgetown, nói. "Tôi nghĩ mọi người 🌜đã đánh giá thấp ông ấy".
Thông qua hội nghị với Tổng thống Hàn Moon Jae-in và sau này là Tổng thống Mỹ Trump, lãnh đạo Triều Tiên muốn được chấp nhận là "lãnh đạo của quốc gia hạt nhân mới", cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh Thae Yong-ho, người đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2016, nói, theo CNN.
Một tuần trước khi cuộc gặp diễn ra, Kim Jong-un tuyên bố ngừng thử hạt nhân, tên lửa và đóng cửa một cơ sở thử hạt nhân. Tuy giới chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng làm vậy vì áp lực từ các lệnh trừng phạt kinh tế, ông Thae cho biết bộ máy tuyên truyền ở Triều Tiên có thể nói những điều khác với người dân nước này. "Họ nói rằng bầu không khí yên bình ở Triều Tiên là kết quả và thành tựu trực tiếp từ việc hoàn thành phát triển vũ khí🅷 hạt n✃hân", ông Thae nói.
Ông chỉ ra cách nhìn về địa điểm diễn ra cuộc họp thượng đỉnh như một ví dụ về sự khác biệt giữa hai nước. "Panmunjom được diễn giải khá khác nhau ở Triều Tiên và Hàn Quốc", ông cho biết. "Ở Hàn Quốc, đó là biểu tượng của hòa bình vì đây là nơi kết thúc chi𒁏ến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, người Triều Tiên coi đó là nơi Mỹ bị buộc phải ký hiệp định đầu hàng. Vì vậy, với họ, Panmunjom là biểu tượng của chiến thắng".
Hàn Quốc cho biết hai lãnh đạo đã bàn bạc về ba vấn đề lớn trong cuộc gặp: phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cải thiện quan hệ và thúc đẩ🅘y đưa ra hiệp định hòa bình để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Tuy có ít kỳ vọng rằng Kim Jong-un sẽ ngay lập tức xóa bỏ kho vũ khí hạt nhân sau๊ cuộc đàm phán với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, các nhà phân tích nói rằng Hàn Quốc có khả năng thúc đẩy Triều Tiên đồng ý với một số thỏa thuận hoặc ra tuyên bố để giúp thế giới có thể hiểu hơn ông Kim nghiêm túc đến mức nào về việc giải trừ vũ khí.
Lãnh đạo Triều Tiên từng công khai nói về việc phi hạt nhân, nhưng các chuyên gia lo sợ rằng ám chỉ của ông Kim về việc này không giống như cách hiểu của Mỹ và Hàn Quốc. Washington đã nhiều lần nhấn mạnh họ muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toà🔜n, bằng cách có thể kiểm chứng và không thể đưa chúng trở lại.
Nhiều nhà quan sát hoài nghi ông Kim sẽ thật sự từ bỏ vũ khí hạt nhân mà chính quyền ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tiề൲n bạc để theo đuổi. Họ cho rằng kỳ vọng về cuộc họp đã được thổi phồng quá mức.
Gary Samore nhận định Triều Tiên sẽ thể hiện họ nghiêm túc về việ♑c phi hạt nhân hóa càng lâu càng tốt để các lệnh trừng phạt được giảm nhẹ. "Trung Quốc và Nga sẽ không gây sức ép nếu Bình Nhưỡng thể hiện họ đang có thái độ hợp tác", ông nói.
"Kết quả của hội nghị thượng đỉnh sẽ không rõ ràng vào hôm nay mà sẽ phụ thuộc vào phản ứng từ Washington và Bình Nhưỡng trong những ngày và tuần tới", Adam Mount, giám đốc Dự án Vị thế Quốc phòng tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói. "Các cơ hội trước đây từng tiêu tan vì Triều Tiên không ꧋giữ lời và phản ứng mâu thuẫn cඣủa Mỹ".
Phương Vũ