Matt là đứa con trai mà anh vô cùng yêu thương và đặt nhiều kỳ vọng bởi tài năng đặc biệt của nó. Tất cả những nỗ lực của anh, sản nghiệp anh đã tích luỹ suốt 10 năm qua là để cho đứa con duy nhất này. Thế mà giờ đây, con anh như trở thành một người khác. 🥂Nó thường nhìn anh với ánh mắt ngây dại và lầm bầm vài câu gì đó rất hằn học.
Bác sĩ tâm lý tiết lộ, Matt đã tâm sự rằng ba nó mê tiền, mê công việc hơn thương𝓡 nó. Matt bị như vậy một phần cũng do cậu chơi điện tử thâu đêm suốt sáng cả chục năm qua. Ba mẹ nó đều bận đi làm ꦍkiếm tiền. Theo lời khuyên của bác sĩ tâm lý, cách tốt nhất và duy nhất để cứu con, đó là anh hoặc vợ anh phải dành trọn thời gian để ở bên cạnh và giúp đỡ Matt. Chỉ tình yêu thương mới có thể chữa lành vết thương tâm hồn.
Hồi đầu, John đồng ý để vợ mꦉình nghỉ việc chăm lo cho con. Nhưng nghĩ lại, John biết con trai cần 𝔍mình hơn, và anh tin nếu đem hết khả năng của mình ra thì chắc chắn con sẽ hồi phục. Anh quyết định trao lại công việc cho cấp dưới, tạm gác hết mọi lo toan để đưa con về sống ở miền quê yên ả - nơi anh đã có tuổi thơ thật dữ dội và đáng nhớ. Sáng nào hai cha con cũng chèo thuyền đi câu tới tối mịt mới về nhà, nhưng không ai nói một lời nào. Thằng bé không muốn nói chuyện, còn John vì muốn con mình thật thoải mái nên cũng không tiện mở lời. Một tháng trôi qua, John và con trai vẫn chèo thuyền đi câu mỗi ngày và vẫn giữ sự im lặng chừng mực. Mỗi khi John nói được một câu khiến con mình mỉm cười, như khi câu được một con cá lớn, người cha vui mừng khôn xiết.
Cho đến một hôm, thằng bé bất ngờ lên tiếng hỏi: "Ba cũng sợ ở gần con nữa, phải không?", anh không kìm được nước mắt. Có nhiều thứ bùng vỡ trong anh. Thực ra, ngay từ khi rời xa những áp lực công việc, thoát khỏi cái vai của một người thà🐼nh đạt, John mớiไ nhận ra mình không có bao nhiêu hạnh phúc. Giờ anh mới hiểu tại sao mình rất thương vợ con nhưng không thể làm cho họ hạnh phúc. Nhờ quay về giúp con, cũng là cơ hội để quay về giúp chính mình, John mới ngộ ra cách sống và làm việc như thế nào để mình luôn hạnh phúc trong mỗi giây phút trôi qua.
Họ sống tại bang New Jersey, Hoa Kỳ. Khi tôi gặp cha con John thì họ đã là hai người bạn rất thân rồi. Matt gần như khỏi bệnh. John thổ lộ, bí quyết để anh lấy lại cuộc sốnꦐg của mình và con trai là, luôn biến mỗi lời nói hay hành động đều là tác phẩm gꦕiá trị.
Người trẻ nào cũng đều muốn thành công. Tuy nhiên, khi đã thành công rồi, ta mới hiểu hết hạnh phúc của người thành công là thế nào. Không ai có thể hạnh phúc từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cũng không thể kéo dài từ giờ này qua giờ khác. Những lúc thuận duyên để tiếp tục duy trì hay phát triển thàn🍸h tựu, những lúc được nhìn thấy thành quả của mình, những lúc được vinh danh hay khen ngợi, những lúc được mọi người ngước nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ... quả thật là hạnh phúc. Cảm giác ấy vô cùng đặc biệt mà người chưa thành công không thể nào cảm nhận được.
Nhưng, cuộc sống đâu chỉ có những khoảnh khắc đó mà còn là những khi ta phải làm việc khôꦯng thích; khi về lại gia đình và ở bên người thân yêu - những người không mấy quan tâm đến sự thành đạt hay danh tiếng của ta; khi phải đương đầu giải quyết khó khăn, đối mặt với rất nhiều bất lợi. Ta đâu thể nào luôn hạnh phúc.
Thực tế có nhiều người rất thành đạt, nhưng vì không đủ bản lĩnh để làm chủ sự thành công, họ đã để cho mình mau chóng sa sút phong độ và ▨đánh mất nhiều phẩm chất. Họ không gắn kết sâu sắc với sự sống. Có người phải ly hôn. Có người bị trầm cảm... Đó là lý do mà người trẻ cứ hoài nghi: liệu người thành công có thực sự hạnh phúc không, muốn thành công thì phải đánh đổi hạnh phúc hay sao, hoặc phải là hạng siêu xuất lắm thì mới có thể vừa thành công vừa hạnh phúc. Thành công phải gắn liền với hạnh phúc, người thành công phải nhiều hạnh phúc hơn người không thành công, thành công mà không hạnh phúc thì thành công để làm gì?
Trong quá trình tư vấn tâm ಌlý cho nhiều người thành đạt trong và ngoài nước, tôi đúc kết được vài cái thấy sau đây để🌱 giúp chúng ta có được hạnh phúc tương xứng với thành công trong cuộc đời.
Thứ nhất, học cách thấy hạnh phúc từ những giá trị khác. Bởi cuộc sống còn nhiều giá trị khác chứ không phải chỉ có những gì ta đạt được mới đáng trân quý. Cho nên, ngoài công việc ra, bất kỳ nơi nào có mꦰặt, ta cũng gắng tìm thấy hạnh phúc ở nơi đó. Một trong những điều kiện cơ bản nhất để hạnh phúc, đó là ta phải có mặt một cách trọn vẹn, phải thấy được giá trị đích thực của n🉐hững gì đang tiếp xúc, phải dành ra thời gian để tận hưởng và kết nối thật sâu sắc với chúng.
Thứ hai, thấy hạnh phúc ngay trên mỗi bước đi. Ngay trong mỗi giây phút ta đang tiến đến mục tiêu, hạnh phúc có thể đến từ những thành tựu nho nhỏ, những nỗ lực vươn lên, từ sự chiến thắng các thách thức, từ tình nghĩa anh em gắn bó khi làm việc chung và vượt khó. Bởi, nếu chỉ trông chờ hạnh phúc vào mỗi mục tiêu lớn thì có thể ta sẽ thất vọng nếu nó không thành hoặc không như mình tưởng. Và ta sẽ mau chóng nhàm chán rồi vội vã đi tìm mục ti🔴êu khác.
Thứ ba, đừng để mắc kẹt vào sự thành công. Cũng như việc chạy xe đạp. Hồi đầu ta bị chiếc xe đạp làm chủ, nó ngả hướng nào thì ta ngả hướng đó. Nhưng theo thời gian, ta học được cách cưỡi và lèo lái nó theo ý mình. Bất cứ sự thành công nào, nếu ta quyết tâm làm chủ thì cũng sẽ được thôi, vì ta đã có tài năng và bản lĩnh nhất định♋ rồi. Vấn đề còn lại là không mắc kẹt vào sự thành công, quá đề cao hay tôn vinh nó, bị cuốn hút vào nó, sống chết với nó, chỉ xem nó là một phần của cuộc sống.
Thứ tư là giữ sự quân bình. Nếu chưa thể tìm thấy sự sống an vui đích thực ngay trong công việc, ta hℱãy tách công việc ra một bên 🥀và cuộc sống ra một bên. Khi xong việc rồi, ta trở về ngay cuộc sống với tâm hồn rộng mở, sẵn sàng kết nối và nâng niu những giá trị hiện hữu xung quanh, nhất định không để cho công việc lấn chiếm. Thực ra, chính thời gian hoà mình vào cuộc sống để có được sự thư giãn, bình an, sáng suốt, ta mới có thêm "nhiêu liệu" mà "chiến đấu" và làm chủ công việc.
Thứ năm, chăm sóc cái tôi "lừng lẫy". Nhìn vào thành quả và tiếp nhận bao nhiêu mến mộ của mọi người đã vô tình làm cho cái tôi của ta bùng vỡ. Vấn đề là hầu hết người thành công đều thích cái tôi đặc biệt🌜 đó. Nhưng khổ nỗi, ở những nơi không cần cái tôi đó như trong gia đình hay nơi bạn bè, "nó" không tự biến mất hay suy yếu. Cái tôi to đùng ngăn cản ta nhường nhịn và bao dung kẻ khác. Nó không cho ta được sống thân thiện, chan hoà với mọi người. Nó đẩy ta vào những tham vọng quá mức mà chẳng quan tâm gì đến môi trường hay xã hội. Cái tôi tự tách mình ra khỏi cá thể khác để khinh thường, lấn lướt, thao túng... vận hành sai trái với luật tự nhiên. Nên, ắt sẽ bị đào thải.
Thứ sáu, chia sẻ thành công cho cộng đồng. Để duy trì và phát triển được sự thành công, ta phải biết bù đắp cho những yếu tố đã và đang góp phần tạo nên cáiꦦ ta có. Đó là nguyên tắc rất tự nhiên. Nhìn kỹ, ngoài tài năng và nỗ lực của bản thân, ta còn phải nương nhờ vào "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" nữa. Nên khi đã được thành công, ta phải biết quan tâm và chia sẻ đến cộng đồng. Nhiều người đã dám trích ra phần không nhỏ trong tài sản của mình để hiến tặng cho cộng đồng, xem đó như là một sự đền ơn, là bổn phận. Hầu hết những người đã và tiếp tục thành công một cách bền vững đều nắm rất vững nguyên tắc sẻ chia này.
Để vừa thành công vừa hạnh phúc, ta phải ꦛlớn gấp đôi con người hiện tại của mình.
Minh Niệm