Nghe tin ông qua đời trong một giấc ngủ tại nhà ở Mỹ hôm 16/11, nghệ sĩ Bạc✨h Tuyết bùi ngùi nói: "Vĩnh biệt anh, người của sân khấu một thời hoàng kim".
Sau hàng thập niên Thành Được vắng bóng, đông đảo đồng nghiệp lẫn người 🔯mộ điệu giữ nguyên hình ảnh về một "ông hoàng không ngai" của sân khấu.
Cùng Hữu Phước và Hùng Cường, Thành Được làm nên bộ ba nam nghệ sĩ ăn khách bậc nhất Sài Gòn một thời. Nếu Hữu Phước được nhận xét là "giọng ca vàng", Hùng Cường nổi trội về sắc vóc, Thành Được kết hợp hài hòa thế mạnh của hai đồng nghiệp. Soạn giả Ngọc Huyền Lan từng tặng cho Thành Được biệt danh "kép hát thượng th🌠ặng", nhấn m🅘ạnh về khả năng ca diễn thuộc hàng hiếm có của ông.
Ông lớn lên trong một gia đình phú nông tại Nhơn Mỹ, Kế Sách (Sóc Trăng) với tình yêu ca cổ từ bé, được cha mẹ k🐠huyến khích theo nghệ thuật. Sau khi hoàn thành tiểu học,ꦰ ông theo cậu ruột - bầu của đoàn Thanh Cần, một gánh hát bậc trung - để học hát. Những ngày lưu diễn ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh tôi luyện cho giọng hát chàng trai Châu Văn Được (tên thật của ông) thêm mùi mẫn, trước khi bước lên hàng ngôi sao.
Xuất hiện vào khoảng cuối thập niên 1950, Thành Được nhanh chóng trở thành hiện tượng làng cổ nhạc với gương mặt điển trai, dáng vẻ hào hoa. Giai đoạn đầu trong nghề, ông được mời về đoàn Thúy Nga - Phước Trọng. Đóng kép chánh trong Khi hoa anh đào nở, Thành Được tạo cơn sốt vé với vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Cùng làn sóng mê tuồng Nhật Bản của khán giả đương thời, tác phẩm làm nên thành công rực rỡ cho bộ đôi soạn giả trẻ Hà Triều - Hoa Phượng lẫn Thành Được. Nhiều tờ báo đương thời đánh giá ông như giọng ca thiên phú, kế thừa trọn vẹn🅰 phong cách "đẹp và thật" - trường phái diễn do nghệ sĩ Năm Châu khởi xướng.
Vào nghề sau Thành Được vài năm, đến nay Bạch Tuyết vẫn nhớ như in sức hút của ngôi sao hàng đầu thời ấy. ♌Thường gặp ông ở các đại nhạc hội, bà chứng kiến không khí náo nhiệt khi các ký giả lẫn người hâm mộ săn đón Thành Được. "N꧑hững gì tốt đẹp nhất, tổ nghiệp đều dành cho ông", bà nói.
Tiến sĩ Lê Hồng Phước - chuyên nghiên cứu ngành lịch sử văn hóa của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM - đánh giá nhiều nghệ sĩ ca hay, dáng đẹp song diễn không giỏi, còn diễn xuất của Thành Được xứng tầm bậc thầy. Chẳng hạn, trong Sân khấu về khuya (soạn giả Năm Châu) - đóng chung Thanh Nga, ông ghi dấu với lối thoại giàu sức nặng nội tâm. Phân đoạn chànꦉg kép Lĩnh Nam và cô đào Giáng Hương tranh luận về việc gìn giữ nghệ thuật hay chạy theo thị hiếu tầm thường, trở thành một trong những cảnh kinh điển của sân khấu.
"Suốt hơn 100 năm cải lương, t꧃hật khó kiếm một giọng ca, cách ca và lối diễn sang trọng hội tụ trong một người như vậy. Đến nay, phong cách Thành Được - cũng 𓂃như vai Lĩnh Nam của ông - vẫn là độc nhất", tiến sĩ Hồng Phước nói.
Tên tuổi Thành Được thêm tỏa sáng khi sánh cùng Út Bạch Lan, làm nên bộ đôi "sóng thần", ngang hàng với Bạch Tuyết - Hùng Cường hay Lệ Thủy - Minh Vương. Năm 1958, bà bầu Kim Chưởng lập gánh hát riêng với hai ngôi sao là Thành Được - Út Bạch Lan. Đôi nghệ sĩ làm say đắm khán giả qua những vở tuồng đẫm chất trữ tình: Thuyền ra cửa biển, Nửa bản tình ca, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Áo trắng nàng Mộng Trinh.
Nghệ sĩ Lệ Thủy ví Thành Được, Út Bạ🅰ch Lan như hai mảnh ghép tròn trịa, bổ sung khuyết thiếu của nhau. Chất sầu muộn của Út Bạch Lan được nâng đỡ, chở che bởi lối ca ấm áp, phóng khoáng của Thành Được. Nhờ tên tuổi cả hai, một giai đoạn, đoàn Kim Chưởng được gọi là "anh hùng lưu diễn". Người trong nghề thường bảo nhau đoàn Kim Chưởng dừng chân ở bãi nào, nơi đó cỏ không mọc nổi vì khán giả quá đông.
Cuộc hôn nhân của đôi nghệ sĩ năm 1961 - do Phùng Há làm chủ hôn - cũng trở thành tâm điểm của báo giới, là một trong những "đám cưới ngôi sao" đầu tiên của làng sân khấu. Dù vậy, chuyện tình kết thúc tron൲g tiếc ไnuối của khán giả chỉ sau ba năm kết hôn, liên danh Thành Được - Út Bạch Lan từ đó tan vỡ.
Sau này, Thành Được tiếp tục gây tiếng vang với vai tướng cướp Thi Đằng (Tiếng hạc trong trăng), được trao giải Thanh Tâm năm 1964. Thập niên 1980, vào đoàn 284 ở tuổi 50, ông vẫn tỏa sáng với vai Võ Minh Thành (Đời cô Lựu). Khác lối diễn bộc trực của các nghệ sĩ trước đó, Võ Minh Thành của Thành Được toát lên sự nho n🐈hã, điềm tĩnh của một nhà nho dạy học. Trong phân đoạn gặp lại cô Lựu (Bạch Tuyết) sau 19 năm chịu cảnh ngục tù, cách nhân vật thổ lộ nỗi đau với người cũ gợ𝔍i cho khán giả niềm day dứt, thương cảm.
30 năm cuối đời, sau khi sang nước ngoài định cư, mở nhà hàꦍng mưu sinh, Thành🧸 Được vẫn giữ trọn tình yêu với sân khấu. Ông kén diễn hơn, chỉ nhận lời tham gia các chương trình có sự góp mặt của các nghệ sĩ từ quê nhà sang, như Út Bạch Lan, Lệ Thủy, Ngọc Giàu.
Ca sĩ Quang Thành cho biết những năm 2002-2003, khi làm biên tập cho các show cải lương, anh chứng kiến sức hút của Thành Được. Sự tham gia của ông là𝐆 niềm may mắn cho nhiều đơn vị tổ chức, bởi có những đêm diễn Thành Được chỉ góp giọng vài câu, diễn đôi ba lớp, show vẫn cháy vé.
"Tôi từng thắc mắc vì sao ông vẫn được yêu mến đến vậy dù nhiều năm rời sàn diễn. Song chỉ cần ông cất tiến🌠g hát, tôi hiểu đó là hào quang của một nghệ sĩ đích thực", Quang Thành nói.
Mai Nhật