Khi có , bỏ nhà đi và để lại thư tuyệt mệnh, nhiều người bàn tán cho rằng anh trầm cảm bởi ước mơ bị tan nát khi về nước, hay do sốc vănܫ hóa vì phải 🍌quay lại Việt Nam...
Đọc các bình luận này tôi thấy nhiều người Việ﷽t còn thiếu kiến thức trầm trọ🉐ng về bệnh trầm cảm.
Tôi có thể khẳng định như thế vì mình từng được huấn luyện cơ bản để nhận biết bệnh tâm thần, cũng như tiếp xúc với nhiều người bệnh. Tôi không làm trong ngành y tế mà là luật sư. Các luật sư làm về luật hình sự và luật sức khỏe tâm🍌 thần bắt buộc phải học những lớp này.
Trầm cảm có các biểu hiện như buồn rầu vô cớ, thiếu năng lượng và ý chí để làm bất cứ việc gì, thấy tội lỗi và mặc cảm thấp kém, bị bỏ 𓆏rơi, cảm thấy như mình sẽ chẳng bao giờ vui vẻ nữa, chỉ nhớ về những kí ức buồn. Các cảm xúc này sẽ dẫn tới hậu quả sinh lý, như bệnh nhân khó ngủ hay ngủ quá nhiều, biếng ăn hay ăn quá nhiều, lười vận động, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.
Điều đáng nói là bệnh trầm cảm thường có nguyên nhân sinh học, nó gây ra sự tụt giảm nồng độ của chất truyền dẫn thần kinh, cụ thể là dopamine và serotonin, hai chất được xem là "chất hạnh phúc" trong não con người. Bệnh trầm cảm thường có tính di truyền, bởi những khiếm khuyết trong gen có thể dẫn đến tình trạng não không sả🅰n xuất đủ, hay tiêu hao quá nhiều serotonin.
Những sang chấn tâm lý c🍷ó thể khiến căn bệnh trầm cảm khởi phát, nhưng nó ít khi là nguyên nhân chính. Bệnh trầm cảm thường tiềm ẩn trong người, khi gặp cú sốc tâm lý thì nạn nhân sẽ ngã bệnh, mà không có nguyên nhân cụ thể nào.
Vì v🍃ậy, những đồn đoán về việc "thạc sĩ vì sao ra nông nỗi 🌠này" hay là "chắc tại môi trường Việt Nam khiến anh này trầm cảm" là không có căn cứ. Như trong thư để lại, anh Hưng biết rõ mình bị trầm cảm đã lâu và nêu ra những triệu chứng hết sức chính xác. Vì vậy, không thể nói rằng về Việt Nam hai tháng anh Hưng bị "vỡ mộng" mà trầm cảm.
Những thành kiến về bệnh tâm thần là nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân không được chữa bệnh. Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng "bệnh tâm thần" có nghĩa là "bệnh điên" và người bệnh đơn giản là "đồ bỏ đi", không thể chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này chỉ đúng với chừng vài bệnh tâm thần, còn lại khoảng vài nghìn bệnh khác, trong đó có trầm cảm, thì người bệnh vẫn đầy đủ lý trí như thường.🌠 Như anh Hưng viết trong thư, con người lý trí của anh vẫn ổn, chỉ có tình cảm là rối loạn.
Nhà văn J.K. Rowling đã nói rất chính xác về căn bệnh này trong những miêu tả về tác dụng của các "giám ngục" khi 📖chúng tới gần con người. Bà Rowling đã công nhận với báo chí "giám ngục" là tượng trưng cho bệnh trầm cảm. Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng cả những người thành đạt cũng có thể là nạn nhân của bệnh này.
Mặt khác, bệnh trầm cảm cũng giống như "giám ngục", nó đến thì sẽ đau khổ nhưng nó đi thì nạn nhân sẽ ổn ngay. Sau nữa, chocolate được chứng minh là rất có 🐈tác dụng trong việc chống trầm cảm, nhất là choc💮olate đen với nồng độ cacao cao.
Bệnh trầm cảm hoàn toàn chữa được, khoảng 80% bệnh nhân có thể làm việc và sinh sống hoàn toàn bình thường, miễn là được chữa trị đầy đủ. Khoảng còn lại cũng có 🤡thể cảm thấy khá hơn, dù cuộc sống bị ảnh hưởng. Phương pháp trị khꦛá đơn giản, chỉ là uống thuốc mỗi ngày (chừng một hai viên) và tham gia tâm lý trị liệu, tức là nói chuyện với bác sĩ tâm thần hay cố vấn tâm lý khoảng một lần một tuần.
Thời gian đầu uống thuốc, bệnh tình không biến chuyển nhiều. Sau khoảng chừng 2-4 thán♉g thì mới có kết quả, nên nhiều bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng và🌌 không muốn chữa. Đó là chưa kể đến việc nhiều bệnh nhân bị trầm cảm tới mức không thiết sống, thì làm sao họ có đủ năng lượng để theo phác đồ điều trị.
Vì vậy, gia đình bệnh nhân phải đưa người nhà đi chữa khi phát hiện bệnh, đừng vì ngại ngần mang tiếng tâm thần mà khiến mình có thể m🍸ất đi người thân, cũng đừng vì bệnh biến chuyển chậm mà bỏ cuộc ♌giữa chừng.
Dù chữa khỏi nhưng trầm cảm có khả năng tái phát, khi đó người bệnh nên đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc hay liệu pháp tâm lý. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ uống thuốc liề🤪u thấp trong thời gian dài và cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.
Bản thân tôi quen biết nhiều luật sư có tiền sử trầm cảm, và rất nhiều trong số họ vẫn uố💝ng thuốc mỗi ngày. Đây cũng chính là những luật sư làm việc trong các môi trường khắc nghiệt đầy căng thẳng. Dẫu vậy, họ vẫn vào được trường luật, vẫn tốt nghiệp ra trường và làm việc rất tốt.
>> Xem thêm: Đỗ 3 đại học nhưng không biết dùng email
Video được xem nhiều: Văn Mai Hương: 'Tôi bị trầm cảm trong cô độc'
Chia sẻ hình ảnh, video của bạn .