Những ngày giãn cách xã hội, khi nhiều nghệ sĩ đóng băng hoạt động, Thanh Lam miệt mài làm việc trong phòng thu để hoàn thành album được chị lên ý tưởng từ ba💫 năm trước. Bộ đôi CD nhạc đỏ là món quà diva muốn tặng bố mẹ - cố nhạc sĩ Thuận Yến và NSƯT Thanh Hương.
15 ca khúc thuộc dự án được diva tuyển chọn, là những nhạc phẩm quen thuộc, từng được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày như Điệp khúc tình yêu (Trần Tiến), Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao), Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn), Ở hai đầu nỗi nhớ (Phan Huỳnh Điểu)... Ban đầu, Thanh Lam định đặt tên album là Điệp khúc tình yêu. Tuy nhiên, một thành viên êkíp thuộc hãng đĩa Thời Đại - đơn vị phát hành CD - gợi ý chị chọn sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp - Nơi gặp gỡ tình yêu - làm tên album. Diva ưng ý tiêu đề này vì gợi nét lãng mạn, tình tứ, đồng thời trùng hợp thời điểm chị quen và yêu bạn trai - bác sĩ Tiến Hùng.
Làm album nhạc trữ tình cách mạng, Thanh Lam tìm nghe tất cả phiên bản được các nghệ sĩ khác thể hiện. "Tới lượt mình, tôi chọn hát bằng kỷ niệm và trải nghiệm của riêng mình, là hạnh phúc của một đứa con được sinh ra, được bao bọc ngay trong khói lửa chiến tranh, là nỗi đau của một người con mất bố - một chiến sĩ ra đi trong thời bình. Giờ đây, khi ngồi nhớ lại, hát lại những sáng tác của bố mình và những nhạc sĩ cùng thời với bố trong một cảm 🔥thức khác. Những gì bố và đồng đội đã trải qua, như là chính tôi cũng được trải qua. Tôi hát không chỉ để dành tặng bố mẹ, mà còn như 'hành quân' cùng bố mẹ", Thanh Lam nói.
Mộc mạc là điều Thanh Lam và êkíp hướng đến trong album. Hai cộng sự của chị - nhạc sĩ Thanh Phương và Lưu Hà An - tìm nhiều cách để khai thác nét đẹp nguyên sơ trong giọng hát của Thanh Lam. Trong khi đa số nghệ sĩ ngày nay chọn hát cùng nhạc beat được thu âm sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức, êkíp của Thanh Lam trở về với cách thu âm tru🐽yền thống - nghệ sĩ hát trực tiếp cùng ban nhạc. "Nhiều ca khúc được thu rất kỳ công, nhưng khi chưa thật sự ưng ý hoặc thấy không ổn ở đâu đó, chị lại quyết định loại ra khỏi danh sách, hoặc thu đi thu lại cho đến khi ưng ý mới thôi", nhạc sĩ Lưu Hà An kể.
Ở hai đầu nỗi nhớ (Phan Huỳnh Điểu) được Thanh Lam thu âm một cách ngẫu hứng, không có sự tính toán. Chị và guitarist Thanh Phương không chuẩn bị, chỉ tập và thu trong vẻn vẹn 30 phút. Giọng ca của Thanh Lam day dứt, mạnh mẽ nhưng vẫn ẩn chứa sự dịu nhẹ, tĩnh tại. Lưu Hà An nói đó "không phải cái nhẹ hều mà là nhẹ bẫng của một người từng trải, đã ngộ ra nhiều thứ trong cuộc đời và âm nhạc". Mẹ Thanh Lam - NSƯT Thanh Hương - xúc động khꦰi nghe con gái hát ca khúc vì nhớ lại tháng ngày xa chồng🍸 trong chiến tranh. Đây là ca khúc bạn trai chị - anh Tiến Hùng - gợi ý đưa vào album.
Với những nhạc phẩm chị từng biểu diễn trên sân khấu như Điệp khúc tình yêu (Trần Tiến), Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao), Mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn), Thanh Lam cũng chọn cách hát nhẹ nhàng và tình tứ♔ hơn những bản phối cũ. Giọng ca của Thanh Lam được khai thác triệt để, toát lên màu sắc tự sự, khiến chị tựa như người kể lại những câu chuyện thời chiến giữa thời bình. Sự da diết của diva vẫn được thể hiện t💙rọn vẹn qua những nốt ngân nga, các quãng trầm.
Bài Đất nước (Phạm Minh Tuấn) là một sáng tạo đột phá của êkíp. Trong lúc thu âm, Thanh Phương chợt nghĩ ra ý tưởng phối hợp Rock và chầu văn, được Thanh Lam nhiệt tình ủng hộ. Chất Rock nâng đỡ nét dữ dội que🐬n thuộc trong giọng hát Thanh Lam. Giai điệu chầu văn được phối trên nền trống gợi nét tự tôn với văn hóa truyền thống, đồng thời khiế𒆙n ca khúc tiệm cận dòng nhạc World Music hiện đại.
Nơi gặp gỡ tình yêu (Hoàng Hiệp) - ca khúc chủ đề của album - được xử lý hiện đại, toát lên âm hưởng nhạc nhẹ. Saxophone, trống được ban nhạc chơi ngẫu hứng, tạo khoảng trống cho diva hát tung tẩy. Thể hiện ca khúc ở giai đoạn đang hạnh phúc trong tình yêu, Thanh Lam hát với tâm thế thoải mái, say mê. Ở điệp khúc "Em mang tình anh", người nghe cảm thấy Thanh Lam như trở về thập niên 2000, khi dịu dàng hát Cho em một ngày của nhạc sĩ Dương Thụ.
Trong album, một số ca khúc được Thanh Lam hát với khí thế hào hùng hơn như Màu hoa đỏ (Thuận Yến), Lên ngàn, Nhạc rừng (Hoàng Việt). Thể hiện bài Màu hoa đỏ của người cha đã khuất, Thanh Lam giữ âm hưởng dữ dội ở điệp khúc nhưng hát chậm hơn ở phần đầu. Lưu Hà An nói từ khi nhạc sĩ Thuận Yếnไ qua đời, giọng hát Thanh Lam sâu sắc hơn, như thể chị đã ngộ ra nhiều điều.
NSƯT Thanh Hương nói bà từng hát trong tốp nữ các ca khúc như Nhạc rừng, Lên ngàn với khí thế hào hùng giữa chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa. Nghe con gái thể hiện lại các ca khúc này giữa thời bình, bà cảm thấy bản thu toát lên nét tĩnh tại, an nhiên n𝕴hưng vẫn phảng phất hào khí.
"Tô hồng nhạc đỏ" là dụng ý từ đ♚ầu của Thanh Lam và êkíp. Album được thiết kế tông màu xanh (tượng trưng cho nét tươi trẻ) với chữ màu hồng (ngụ ý về sự lãng mạn). Nhạc sĩ Trần Tiến từng nói: "Sau Thanh Lam, không còn ai có trái tim hồn nhiên với âm nhạc đến như vậy". Và dù ở thể loại nào, sự hồn nhiên ấy cũng được thể hiện trọn vẹn trong từng lời ca tiếng hát của chị.
Hà Thu