Trong buổi giao lưu các diễn viên trẻ tại Hội sân khấu TP HCM hôm 22/3, Thành Lộc nhận được câu hỏi: "Vở nào khiến anh ám ảnh, khóc nhiều nhất sau khi công diễn?". Không do dự, nghệ sĩ trả lời đó là Dạ cổ hoài lang (tác giả Thanh Hoàng) - ra mắt năm 1995.
Thành Lộc cho biết hao tâm tổn sức trong quá trình nhập vai. Lúc đó, anh thuộc câu lạc bộ Sân khấu Thể nghiệm (nay là nhà hát 5B Võ Văn Tần). Bình thường, anh là người vui nhộn, hay cười, thường chọc ghẹo các đồng nghiệp. Đến hôm diễn Dạ cổ hoài lang, anh như khác hẳn mọi ngày: không dám đùa giỡn, ít nói hơn🌼 để chuẩn bị tâm lý. Anh không ngủ trưa như thói quen, dồn tâm lý đến tối cho các cảnh khóc. Mỗi lầ⛄n đóng xong, chưa thoát được vai, anh lái xe chạy vòng quanh thành phố rồi tấp vào quán quen, gọi một ly vang đỏ nhâm nhi để thoát vai. Cứ thế, khi tâm trạng thoải mái hơn, Thành Lộc mới dám về nhà.
Tác phẩm thành công ngoài sức mong đợi của Thành Lộc và dàn nghệ sĩ lúc đó. Khi công diễn, vở được sắp lịch vào mùa Tết với ba suất mỗi ngày - sáng, chiều, tối. Thành Lộ⛄c hồi tưởng: "Lần đầu, dịp Tếꦯt mà khán giả mua vé xem kịch chỉ để khóc". Công chúng xếp hàng dài hàng trăm mét, từ Hồ Con Rùa đến Nhà hát 5B để mua vé.
5B thuộc loại sân khấu khó diễn vì nghệ sĩ không được dùng micro, khoảng cách giữa diễn viên và người xem rất gần. Thành Lộc và Việt Anh (vai ông Năm) khiến khán giả khóc, cười trước tình huống hai ông già xa quê nửa vòng Trái đất, gặp nhau trên đất Mỹ. Trường đoạn ông Tư mời ông Năm sang nhà ăn giỗ vợ với chiếc bánh kem và vài nén hương khắc sâu trong ký ức người xem về lối diễn chân chất, tung hứng mảng miếng bi, hài đậm chất Nam bộ. Cái chau mày của Việt Anh, cách lấy hơi của Thành Lộc trước khi cất giọng hát ở câu cổ nhạc "Từ là từ phu tướng", cái ôm c🅠hặt của hai ông bạn già... khiến khán phòng ngày ấy vang lên nhiều tiếng nấc.
Sau đợt diễn Dạ cổ hoài lang với 700 suất, Thành Lộc bị ảnh hưởng thị giác vì tuyến lệ hoạt động quá mức, phải đeo kính từ đấy. Dù vậy, anh thấy công sức xứng đáng khi tác phẩm được đón nhận bậc nhất trong nghiệp diễn của bản thân. Đến năm 2014, sân khấu kịch Idecaf - nơi Thành Lộc làm phó giám đốc - dựng lại vở nhằm đánh dấu 20 năm ra đời. Từ đó, "ông Tư" Thành Lộc trở về với Dạ cổ hoài lang, Hữu Châu thay Việt Anh đóng vai ông Năm. Năm 2017, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra mắt phim điện ảnh cùng tên với kịch bản chuyển thể từ vở diễn🧸🎐, do Hoài Linh đóng ông Tư, Chí Tài đóng ông Năm.
Thành Lộc cho biết Dạ cổ hoài lang còn gợi lên trong anh nhiều kỷ niệm về cha. Ngày đó, anh là nghệ sĩ trẻ, vừa tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM), tiếp thu nhiều quan điểm cách tân trong ng🅺hệ thuật. Ngược lại, cha ông là nghệ nhân tuồng cổ, trưởng thành trên sân khấu miền Nam. Đôi lúc, cha con Thành Lộc có tư duy làm nghề trái ngược. Anh nói: "Ngựa non háu đá, nhiều lần tranh luận giữa cái mới - cũ, tôi lỡ miệng, làm ông buồn mà không biết".
Sau khi nghệ sĩ Thành Tôn qua đời, Thành Lộc đưa câu chuyện vào vở diễn, khắc họa mâu thuẫn giữ🐼a hai thế hệ gia đình. Phân cảnh ông Tư sững sờ, bẽ bàng khi bị người cháu - vốn sinh ra, lớn lên ở Mỹ - gây tổn thương, Thành Lộc n𝔍hớ đến khuôn mặt của cha sinh thời. Anh cho biết: "Lúc đó, từng nụ cười, tiếng khóc của ông Tư đều là hình bóng cha tôi ngày nào".
Thành Lộc nói: "Dạ cổ hoài lang là vở buồn và ám ảnh nhất, song cũng là vở khiến tôi vui nhất khi chứng kiến tình cảm khán giả. Với tôi, hạnh phúc hơn cả là đến nay, vẫn được tiếp tục 🌟làm nghề, đứng trước các diễn viên trẻ để truyền lửa cho họ".
Thành Lộc sinh năm 1961 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật: cha là Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ hát bội Huỳnh Mai, anh trai Bạch Long, chị gái Bạch Lê đều là những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Anh được biết đến qua loạt vở thiếu nhi Ngày xửa ngày xưa cùng các kịch Dạ cổ hoài lang, Cậu đồng, Ngôi nhà không có đàn ông, Hợp đồng mãnh thú, Tấm Cám... Nghệ sĩ còn góp mặt trong các phim điện ảnh với vai nhỏ, như Mùi ngò gai, Chàng trai năm ấy, Tấm Cám chuyện chưa kể..., làm giám khảo Vietnam Got's Talent 2012.
Mai Nhật