Ngày 5/6, gia đình anh Nguyễn Hoài Luân ở xã 🍌Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cắt hơn một tấn thanh long đầu tiên của vụ mùa. Khác mọi lần, nay anh Lu𒐪ân không được vui vì giá rớt thảm hại. Trong số một tấn trái chín, khoảng 700 kg được chọn là hàng đẹp, bán với giá 3.000 đồng một kg. Số còn lại tính vào hàng dạt, với giá thấp hơn.
Cả tấn hàng thu về chưa tới 3🐠 triệu, chưa bằng một phần ba chi phí đầu tư. "Sau mùa Covid-19,꧋ cứ tưởng thanh long tăng giá trở lại, ai ngờ nay lại thấp hơn, làm mà liên tục lỗ, buồn quá", anh Luân thở dài.
Ba hôm trước, vườn 600 trụ của anh Nguyễn Văn Quang kề đó thu hoạch được 3 tấn. Hàng đẹp hơn, anh🍒 Quang bán giá bình quân 4.000 đồng𝐆 một kg. Thu về 12 triệu, anh vẫn lỗ hơn một nửa tiền đầu tư. "Giá rẻ nhưng mình còn bán được. Có nhiều vườn nằm xa tìm người mua không ra", anh Quang nói.
Bà Lê Thị Yến Linh, thương lái thu mua thanh long ở khu vực Phú Hội - Mương Mán (huyện Hàm Thuận Nam) cho biết một 🧸tuần nay giá thanh long giảm giá sâu. Đến hôm nay, hàng đẹp nhất xuất khẩu (còn lại cuối vụ chong đèn) cũng chỉ thu tại vườn với giá 5.000-6.000 đồng, không thể cao hơn. Còn hàng thường trong đầu vụ mùa nà෴y chỉ được 2.000-3.000 nghìn đồng.
"Những năm trước đầu vụ mùa, nguồn hàng còn ít, giá từ mười mấy đến 20.000 đồng. Năm nay giá như vậy quá hẻo, mình đi mua mà thấy buồn thay cho bà con" chị Linh nói.🎃
Ông Võ Huy Hoàng, 🦂Chủ🔜 tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết hầu hết nước đều ngưng nhập thanh long từ Việt Nam do tình hình dịch Covid-19, hiện chỉ còn thị trường Trung Quốc nhưng lượng hàng cũng không nhiều. "Xuất khẩu giảm, nên giá thu mua rẻ hơn", ông Hoàng cho biết.
Bình Thuận hiện là vùng canh tác thanh long lớn nhất Việt Nam với hơn 30.000 ha, trồng sản lượng hơn 550.000 tấn mỗi năm. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, cùng với các thị trường mới như: Au🃏stralia, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Canada, Dubai...
Việt Quốc