Cha mẹ thường hay la hét, thậm chí chửi rủa, chửi thề những đứa con của mình ở độ tuổi thanh thiếu niên, hoặc có những lời lẽ nặng nề như "câm miệng lại" hay "đồ lười biếng". Tuy nhiên, khám phá mới cho thấy điều đó sẽ làm tăng nguy cơ con em mình lấn sâu vào các hành vi xấu hơn, Livescience cho hay.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học điều tra tr෴ường hợp của 976 hộ gia đình ở Pennsylvania, Mỹ. Nếu cha mẹ có những lời lẽ khắc nghiệt với con cái ở độ tuổi 13, con của họ có nguy cơ gia tăng vấn đề về hành vi và xuất hiện triệu chứng trầm cảm. Sự việc càng diễn ra thường xuyên thì những triệu chứng càng biểu hiện rõ rệt. Điều này dẫn tới một vòng luẩn quẩn, các bậc cha mẹ từ đó có những hành động "leo thang" và sử dụng những lời nói nặng nề hơn.
Phó giáo sư tâm lý học Ming-Te Wang tại đại học Pittsburgh, Mỹ, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn và🔥o lý do tại sao một số cha mẹ phải hét lên mà những đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên của họ vẫn không chịu nghe. Họ không nên sử dụng lời nói nặng nề để giải quyết vấn đề với con, chính điều đó sẽ khiến những đứa con gia tăng các hành vi xấu hơn".
"Để thay đổi hành vi của trẻ vị thành niên, các vị phụ♈ huynh nên tâm sự với con như một người bạn và giải thích về sự lo lắng của họ", ôn🀅g Wang nói.
Kết quả nghiên cứu cho thấy gần một nửa số cha mẹ, 45% cácꦺ bà mẹ và 42% các ông bố, thiết lập kỷ luật của mình với con cáiꦜ qua những lời nói khắc nghiệt trong năm qua. Tình trạng này có liên quan tới một số áp lực trong cuộc sống cũng như tình trạng kinh tế gia đình.
Thanh thiếu niên sẽ hình thành tư tưởng bị cha mẹ từ chối hoặc khinh miệt, khiꦕến chúng tự ti về bản thân, tự kiểm soát kém hoặc phát triển cái nhìn thù địch trong mối quan hệ mẹ-con, cha-con.
"Những phát hiện trên khẳng định rằng ngôn ngữ xúc phạm và tổn thương không bao giờ là phương pháp có hiệu quả đối với thanh thiếu niên", tiến sĩ Jefry Biehler, trưởnꦕg khoa nhi tại bệnh viện Nhi ở Mไiami, nói.
Lê Hùng