Thu nhập bình quân đầu người khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 là gần 700 USD (theo thời giá hiện nay)🐎, chưa bằng 5% so với Mỹ. Khoảng 95% dân số sống dưới mức nghèo theo ch🙈uẩn của Ngân hàng Thế giới.
Trung Quốc đã đạt được một số cải thiện trong giai đoạn đầu lập quốc. Từ năm 1951 đến 1977, mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng khoảng 50%, mặc dù sai lầm trong Đại nhảy vọt (kế hoạch xã hội và kinh tế năm 1958 - 1962 với mục tiêu chuyển tiếp nhanh chóng từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang xã hội công nghiệp Cộng sản hiện đại) đã gây ra sự sụp đổ kiꦆnh tế, khiến Trung Quốc mất🔯 1/3 GDP.
Năm 1978, khi kỷ nguyên🌜 Cải cách và Mở cửa bắt đầu, Trung Quốc vẫn trong cảnh khó khăn. Gần 90% dân số sống trong nghèo đói, Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% thị phần kinh tế thế giới và nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn và đóng cửa với giao thương bên ngoài.
Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khi đó đã cho thực hiện các cải cách như mở cửa cho đầu tư và th🔯ương mại nước ngoài, đưa ra ý tưởng mới về quản lý kinh tế, tự do hóa giá cả, cho phép khu vực tư nhân phát triển, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ t🦩ầng và con người. Nhờ vậy Trung Quốc trải qua "phép màu" kinh tế kéo dài 4 thập kỷ.
Tăng trưởng hàng năm ở mức trung bình 9,5%, GDP tăng từ 367,9 tỷ NDT năm 1978 lên 90 nghìn tỷ NDT (13,18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1979 lên khoảng 10.000 USD năm ngoái. Cuối năm 2010, Trung Qu♉ốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đến năm 2017 đứng thứ 75 trên thế giới về GDP bình quân đầu người. Tuổi thọ người dân tăng từ 66 năm 1979 lên 76 vào năm 2016.
Trong một số lĩnh vực kinh tế như xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, điện thoại di động, sử dụng internet và doanh số bán xe hơi, Trung Quốc hiện đ♔ứng đầu thế giới. Trong thập kỷ qua, họ đã trở thành ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ"động lực" chính của tăng trưởng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế đồng nඣghĩa với việc họ có thêm nguồn lực để tăng cường hiện diện và ảnh hưởng ở nước ngoài, cho phép họ tài trợ các chương trình và dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi đến Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, Trung Quốc𝓡 vẫn không được coi là một nước phát triển và cũng không thể được mô tả là quốc gia giàu có. Họ là một "gã khổng l꧃ồ" đang phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm ngoái là 10.000 USD, thấp hơn mức trung bình toàn thế giới là 11.570 USD, kém xa mức 62.641 USD của Mỹ và mức trung bình 48.610 USD của các nền kinh tế phát triển, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
"Trung Quốc có thể đạt điểm A trong báo cáo cuối kỳ về kinh tế, với vị thế nền kinh t𒊎ế lớn thứ hai thế giới, trung tâm sản xuất lớn nhất và nhà xuất khẩu hàng cơ khí hóa hàng đầu", Cary Huang, ký giả chuyên về Trung Quốc, viết. "Họ còn có thể đạt điểm B cho sức mạnh quân sự. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện và chưa sánh ngang được với Mỹ, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới".
Trong các lĩnh vực khác, bao gồm khoa học và công nghệ, thành tựu của Trung Quốc ít ấn tượng hơn. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về🍸 viễn thông, năng lượng mới và trí tuệ nhân tạo trong thập kỷ qua, họ vẫn chưa đuổi kịp phương Tây về khoa học truyền thống, nghiên cứu học thuật và giáo dục. Kể từ khi giải Nobel lần đầu tiên được trao năm 1901, người châu Âu đ💮ã giành 480 giải, người Mỹ 375, còn người Trung Quốc đạt ba giải.
Miao Yu, cựu bộ trưởng khoa học và công nghệ Trung Quốᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ꧃ᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc, đánh giá nghiên cứu khoa học của Trung Quốc xếp hạng thứ tư. Ông xếp Mỹ ở thứ nhất; Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp thứ hai và các quốc gia khác như Canada, Italy, Australia và Israel thứ ba.
Môi trường cũng là vấn đề Trung Quốc cần cải thiện. Kể từ năm 2012, Cơ quan Năng lượng Quốc tế xếp Trung Quốc là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới. "Tất cả những điểm yếu ♊này phải được giải quyết nếu Trung Quốc muốn đạt được v꧑ị thế nước phát triển và nhận được sự tôn trọng của cộng đồng thế giới", Huang viết.
Mặc dù đã đạt được thành tựu kinh tế, đà tăng trưởng củ🧜a Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng 🐼kinh tế năm 2007 của Trung Quốc là 14,23%, giảm xuống 9,5% năm 2011, 7,3% năm 2014 và 6,6% vào năm ngoái. Xu hướng đó tiếp tục tăng tốc theo từng quý kể từ năm ngoái. Mức tăng trưởng 6,2% của giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 là số liệu quý thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận tháng 3/1992.
Trung Quốc cũng đối mặt với các tháchᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thức lớn như biểu tình Hong Kong và vấn đề Đài Loan. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong đã tiếp diễn hơn trong ba tháng mặc dù trưởng đặc khu đã rút dự luật, khiến thành phố rơi vào khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ khi được Anh bàn giao cho Trung Quốc năm 1997. Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên nguội lạnh kể từ khi bà Thái Anh Văn, người khô⛦ng công nhận chính sách "một Trung Quốc", lên nắm quyền hồi giữa năm 2016.
Đồng thời, mối quan hệ giữa Bắc Kinh với phương Tây, đặc biệt là với🍸 Washington, đang ở mức thấp nhất. Chiến tranh thương mại diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh leo thang giữa một bên là siêu cường thế giới và một bên đang trỗi dậy mạnh mౠẽ.
Khác với chính sách "náu mình chờ thời" dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình theo đuổi chính sách đối ngoại quyết liệt hơn, thể hiện tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông đề xuất tư tưởng "Giấc mơ Trung Hoa về sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc"𝔉. Dù ý nghĩa chính xác của giấc mơ này chưa được nêu chi tiết, nó đặt ra các mốc rất cụ thể, bao gồm đưa Trung Quốc trở thành "một xã hội tương đối thịnh vượng về tất cả mọi mặt" vào năm 2021 (nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc) và trở thành "nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, mạnh mẽ, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tốt đẹp" vào năm 2049, thời điểm Trung Quốc chào mừng 100 năm thành lập.
Các chính sách kinh tế đầy tham vọng như "Made in China 2025" (tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa của một số ngành công nghiệp trọng yếu lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025) hay sáng kiến Vành đai và Con đường (khuôn khổ thương mại và cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm liên kết Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu🐻 Á thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ) làm nhiều nước đặt câu hỏi rằng liệu họ có muốn thống trị kinh tế toàn cầu hay gây ảnh hưởng chính trị ở nước khác hay không.
Các hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc tại những nơi có tranh chấp chủ quyền đã khơi dậy sự ngờ vực ở ꦏcác nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á nh𓆉ỏ hơn.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã diễn ra hơn một năm và chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Trump áp thuế quan với hàng hóa Trung Quốc 𝓰để yêu cầu chấm dứt điều ông cho là Trung Quốc có hành vi thương mại không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ. Ông còn kêu gọi các nước theo chân Mỹ tẩy chay tập đoàn viễn thông Hua🐻wei. Trong khi đó, Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc và cũng áp thuế với hàng Mỹ để trả đũa.
"Tôi lo sợ về nguy cơ có rạn nứt lớn: thế giới chia làm hai, hai nền kinh tế lớn nhất Trái đất tạo ra hai thế giới riêng biệt và cạnh tranh nhau", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc A🗹ntonio Guterres nói. "Mỗi bên có tiền tệ, quy tắc tài chính và thương mại riêng, internet và năng lực trí tuệ nhân tạo riêng cùng các chiến lược địa chính trị và quân sự theo kiểu một mất một còn".
Phương Vũ (Theo SCMP/AFP)