Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ sáu, 26/5/2023, 00:00 (GMT+7)

Thảo nguyên xanh Bãi Bùi

Hòa BìnhĐến Bãi Bùi, du khách sẽ được ngồi dưới bóng những cây t♋lau cổ thụ, ngắm nhìn đàn trâu, bò gặm cỏ trên thảo nguyên.

Bãi Bùi nằm ở xóm Khộp, xã 🌠Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, cách TP Hà Nội khoảng 140 km. Khu vực này có diện tích khoảng 9 ha được phủ cỏ xanh💦, nằm ở độ cao 600 m so với mực nước biển.

Anh Nguyễn Đức Sấm, người bản địa, hiện đang làm du lịch tại�꧋� Bãi Bùi, cho biết đây vốn là nơi chăn thả gia súc của người dân địa phương. Đến năm 2022, đường đi được cải tạo, Bãi Bùi mới bắt đầu thu hút nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt là vào dịp lễ 30/4 vừa qua.

Ngày 13/5, Vũ Minh Quang (Hà Nội) cùng bạn bè đến Bãi Bùi cắm trại qua đêm sau khi một người bạn trong nhóౠm tìm kiếm trên intern🙈et và gợi ý.

Đến bãi vào khoảng hơn 2✤2h, trời đã tối nên anh Quang không nhìn rõ cảnh vật. Cả đoàn tập trung dựng trại, ăn uống rồi nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, anh và nhóm bạn mới ngỡ ngàng bởi khung cảnh trước mắt.

Vào thời điểm bình minh, trước mắt anh là một bãi cỏ rộng, bằng phẳng, xanh mướt như thảo nguyên. Trên bãi, những đàn trâu, đàn bò của người dân địa phương thong dong gặm cỏ hay đầm mình dưới bùn để tắm mát. Xung quanh là những vườn rau, vườn ngô của người dân. "Cảnh vật giản dị và hoang sơ giống hang Táu🔥 - làng nguyên thủy Mộc Châu đến bảy, tám phần", anh Quang nói.

Mùa hè nắng gắt, nhiệt độ tương đối cao nhưng nhờ không gian rộng, thoáng đãng nên ở đây không có cảm giác oi bức như trong t♑hành phố. Chỉ cần đứng dưới bóng râm của những tán cây cổ thụ, gió thổi nhẹ liền cảm thấy mát mẻ, dễ chị꧂u.

Những cây cổ thụ trên bãi có tên là 🧸tlau, hay còn gọi là cây châu,♎ anh Sấm cho biết. Hơn 60 cây tlau tại đây có tuổi đời hàng trăm năm, đã được HĐND xã Ngọc Lâu ra nghị quyết bảo tồn vào năm 2007. Hiện, Bãi Bùi, xã Ngọc Lâu là một trong số ít khu vực còn lượng lớn cây tlau cổ thụ, trở thành niềm tự hào của người dân bản địa.

Cây tlau là loại cây qu🥃en thuộc trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Lá non của cây dùng để ăn cùng một số loại thực phẩm như thịt muối, thịt chua.

Vào mùa hè, cây tlau tỏa bóng xanh mát. Đến mùa đông, lá cây chuyể▨n sang sắc vàng, đỏ, trong khi những cây khác đ𓆏ã rụng hết lá. "Rừng lá phong nổi bật giữa thảo nguyên, khung cảnh tựa như mùa thu ở trời Âu", anh Sấm nói.

Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để đến cắm trại tại Bãi Bùi là vào mùa đông, khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Nhưng vào mùa hè, Bãi Bùi cũng mang một vẻ đẹp riêꦡng với màu 🉐xanh dịu mát của thiên nhiên.

Dưới những tán cây tlau, dân địa phương đã làm một số xích đu bằng tre hoặc gỗ để du khách vui chơi. Các hoạt động cắm trại, chơi xích đu, chụp ảnh tại bãi đều miễn phí.

Là địa điểm đang phát triển, Bãi🍨 Bùi vẫn còn khá hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ du lịch. Cạnh bãi có một homestay để khách lưu trú qua đêm và một vài quầy nước giải khát. Giá phòng homestay dao động từ 300.000 - 500.000 đồng. Giá thuê lều loại dành cho 4 - 5 người khoảng 500.000 đồng.

Quầy nước 🐠có giá khá cao so với thị trường, một chai nước suối giá 30.000 đồng. Anh Quan🐲g khuyên du khách nên chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống, các dụng cụ cắm trại để chủ động và tiết kiệm.

Không gian tại Bãi Bùi yên tĩnh, vắng vẻ dù ngày hay đêm vì chưa có nhiều khách du lịch. Bãi Bùi là địa điểm camping anh Quang thích nhất vì "cảnh tượng giống trong những tác phẩm văn học mô tả về làng quê Việt Nam ngày🧔 xưa". Theo anh, đây cũng là nơi lý tưởng để tránh nóng vào mùa hè hoặc thay đổi không khí.

Bãi nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nh♕iên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, vì vậy du khách cần đặc biệt lưu ý về vấn đề 𒅌giữ gìn cảnh quan. Anh Sấm cho biết nếu muốn đốt lửa trại, du khách cần sử dụng các loại bếp có chiều cao từ 1 m trở lên để không làm cháy cỏ. Không leo trèo, tác động lên những cây tlau cổ thụ, đã được kiểm lâm đánh số hiệu.

Du khách nên mang theo các loại buốc bôi, xịt tr🍌ánh côn trùng. Để đảm bảo an toàn cho phương tiện khi cắm trại qua đêm, du khách có thể gửi xe tại cácꦿ cơ sở du lịch nằm cạnh bãi, chi phí 5.000 đồng.

Quỳnh Mai

Ảnh: Vũ Minh Quang

Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Lạc Sơn, Hòa Bình

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]