Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng của SCB. Ngân hàng ✱SCB giải ngân tổng cộng gần một triệu tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan "sử dụng cho mục đíchꦬ cá nhân".
Nhiều người sau khi đọc báo đã đặt câu hỏi với tôi: "Ngân hàng Nhà nước không biết gì sao, sao lại để đến như vậy?". Mấy ngày sau, lại có thông tin một cựu cục trưởng Ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệ🔴u USD liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát và SCB.
Những thảo luận hướng về Ngân hàng Nhà nước là đúng, nhưng chưa đủ. Quy định về các chỉ số an toàn vốn, tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông cá nhân và tổ chức tại ngân hàng, tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng đều có cả. Nhưng bà Trương Mỹ Lan đều lách được. Theo kết luận điều tra, bà Lan chỉ đứng tên hơn 4% cổ phần, 80% còn lại nhờ... 74 người khác đứng tên nhằm tránh quy định một cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% cổ phần của một ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2018, bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần 𒆙ở SCB dưới danh nghĩa của 27 pháp nhân, cá nhân. Và khi giải ngân tiền thì cũng thông qua không biết bao nhiêu mắt xích để rồi 1.066.000 tỷ đồng được SCB giải ngân cho "nhóm của bà Lan".
Trước khi câu chuyện này diễn ra, tôi ngồi tại một quán cà phê sang trọng ở Q1 TP HCM với một người bạn thân làm trong giới tài chính. Chị nói nhỏ, quán này trước 💫của "cô Lan". Tôi bật cười vì chúng tôi biết rõ những chuyện đồn đoán này xuất hiện nhiều trong giới. Mở danh sách chủ sở hữu của quán cà phê thì nhiều khả năng là không thấy tên bà Trươnꦚg Mỹ Lan đâu cả. Nhưng giới tài chính vẫn đồn cái này của Vạn Thịnh Phát, cái kia của Trương Mỹ Lan. Những chuyện như vậy đã kéo dài từ đầu những năm 2000 khi tôi bắt đầu đi làm trong ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Tất cả chỉ dừng ở đồn đoán, thì bất kể quy định nào của Ngân hàng Nhà nước đi nữa, cũng không thể kiểm soát được việc thao túng ngân hàng. Bởi làm sao trả lời được câu hỏi "bằng chứng đâu?". Người ta cứ đồn đoán tài sản này, tài sản kia là của bà Trương Mỹ Lan, là bà Lan thao túng SCB nhiều năm rồi. Nhưng ai có thể có thông tin của 74 người và 27 pháp nhân, cá nhân kia; rồi làm sao chứng minh được n෴hững cá nhân, pháp nhân đó liên quan đến bà Lan để mà khẳng định, để giám 💝sát hay hành động gì? Cơ sở pháp lý ở đâu?
Chꦛính vì vậy, không thể nói không có trách 🎃nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong chuyện có những cán bộ như cục trưởng nhận hối lộ để tiếp tay hành vi của bà Lan, nhưng chỉ dừng ở đó là chưa đủ. Vì ngay cả nếu hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước làm việc mẫn cán và nhất quán, thì cũng không có thể "rào" hết được vấn đề. Nó xuất phát từ hai nguyên nhân lớn.
Thứ nhất, độ minh bạch về thông tin trong hệ thống chưa đủ, khiến những chủ thể giám sát độc lập nh꧅ư đại biểu quốc hội và truyền thông, lẫn cơ quan có trách nhiệm giám sát trực tiếp như Ngân hàng Nhà nước không thể dễ dàng chỉ ra một cách công khai "bà chủ" cuối cùng của SCB. Nghe đồn là một chuyện, cung cấp chứng cứ, số liệu rõ ràng lại là một chuyện khác. Dựa vào đâu để ra các quy định giám sát đặc biệt lại còn là chuyện khác nữa.
Thứ hai, các ông bà chủ có thể dùng "sân trước, sân sau" để thao túng ngân hàng và chứng khoán, kiểu "ngân hàng sân sau, chứng khoán người nhà", là vì còn có nhữn﷽g quy định khác ngoài ngành ngân hàng cũng lỏng lẻo.
Ví dụ, doanh nghiệp "sân sau" phát hành trái phiếu, sau đó doanh nghiệp dùng tiền thu được từ bán trái phiếu để mua lại cổ phần ngân hàng, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu để chi phối ngân hàng. Sau khi chi phối ngân hàng, các ông bà chủ lại cho phép công ty con dùng các tài sản có phần khuất tấtܫ, bao gồm cả phần vốn góp của mình trong ngân hàng làm tài sản đảm bảo để vừa vay tiền, vừa phát hành trái phiếu tiếp, rồi dùng số tiền huy động được để góp vốn nâng tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng. Ở đây cho thấy, sự phát triển của thị trường trái phiếu và những bất cập trong điều kiện phát hành, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, khả năng giám sát và hiểu biết giới hạn của một số người mua trái phiếu đều tạo thành những lỗ hổng giúp cho bà Lan thực hiện được ý đồ kiểm soát SCB của mình. Vì vậy, vấn đề không chỉ dừng lại ở vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước, mà nhiều bộ ngành khác trong chính phủ đều ít nhiều có liên quan.
Và chính trong cách gọi tên vụ việc cũng thể hiện sự giới hạn trong cách tiếp cận. Đây không cò💖n đơn giản là "sở hữu chéo" như thời 2011 giữa các ngân hàng với nhau, mà là một hình thái mới, cần gọi đúng tên là hành vi "thao túng ngân hàng" của những ông bà chủ sau lưng, đóng vai trò người sở hữu cao nhất cuối cùng, thật sự kiểm soát ngân hàng.
Không chỉ mặt đặt tên đúng người sở hữu cuối cùng, thì không có cách nào để những ꦏchủ thể giám sát khác nhau trong nền kinh tế, từ Ngân hàng Nhà nước, truyền thông đến đại biểu quốc hội có thể trực tiếp đưa vấn đề ra hay can thiệp cả. Bởi vì nếu không thì rất dễ bị kiện tụng 💧hay chất vấn ngược.
Do đó, vấn đề trước tiên là phải xây🔯 dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu các cổ đông công ty rõ ràng, và cho phép liên hệ được về người chủ sở hữu cuố🤪i cùng. Biết ai đang là ông bà chủ thật sự của các ngân hàng rồi mới tính được đến chuyện giám sát họ có thao túng ngân hàng hay không.
Và quan trọng hơn, xét cho cùng, không có sự tiếp tay của một số cán bộ trong hệ thống, thì những việc này cũng không diễn ra dễ đến vậy. Câu hỏi ở đây vì vậy không chỉ dành cho một vài cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, mà còn cho toàn bộ hệ thống. Đó là làm sao để tăng cường giám sát trên mọi cấp, không để một vài cá nhân bao che cho ai đó thao túng ngân hàng được. Nếu chỉ thay đổi tỷ lệ sở hữu giám sát, thay đổi vài định nghĩa như dự án Luật các tổ chức tín dụng đang làm sẽ không thể giải quyết được vấn đề, không thể ngăn cản người ta tìm cách thao túng ngân hàng, vì tꦗiền của nềꦜn kinh tế nằm ở đó.
Điểm mấu chốt, vì vậy, là có thể chỉ ra nhanh chóng đâu là mắt xích có rủi ro cao của hệ thống, và đâu là người chủ thật sự cꦫủa mắt xích đó để giám sát và can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Hồ Quốc Tuấn