Lễ thắp đuốc khoa học thực hiện trong ngày khai mạc chương trình "Gặ🧸p gỡ Việt Nam diễn ra từ ngày 10-16/7 tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), Quy Nhơn, Bình Định.
Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định... cùng gần 100 nhà khoa học đến tไừ 18 quốc gia và gần 100 giáo viên, học sinh của 5 trường chuyên các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên tham dự sự kiện.
Theo Ban tổ chức, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các học sinh൩ ưu tú gặp gỡ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, truyền cảm hứng nghiên cứu. Ngọn đuốc được tạo lửa từ ánh sáng mặt trời (thông qua hội tụ ánh sáng từ gương cầu lõm) và được đốt cháy liên tục trong suốt 1 tuần diễn ra sự kiện.
GS Trần Thanh Vân, người sáng lập chương trình Gặp gỡ Viꦍệt Nam ch🍒o biết: "Lễ thắp đuốc để cùng nhau lan tỏa tình yêu khoa học cho toàn thể Việt Nam, nhất là các thế hệ trẻ".
Trong ngày đầu cũng diễn ra hội nghị "Điện tử lượng tử Topo tương tác trực diện". Tại đây, các chuyên gia trình bày báo cáo khoa học, 🌼thảo luận các khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm của vật liệu lượng tử; các nghiên cứu về tính chất cân bằng và không cân bằng của các vật liệu lượng tử mới như: trạng thái tô-pô của vật chất, hệ hai lớp xoắn, vật liệu từ tính, dichalcogenide kim loại chuyển tiếp, chất siêu dẫn và các hiện tượng lượng tử trong hệ trung mô...
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đánh giá cao và chào đón các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu lượng tử, trong đó có GS Ducan Haldane, Nobel Vật lý 2016 và GS Đàm Thanh Sơn, Huy chương Dirac 2018, Đại học Chicago (Mỹ).
Thứ trưởng nhấn mạnh, sự tham gia của các nhà khoa học danh tiếng tại hội nghị quốc tế sẽ là cơ hội thảo luận những vấn đề khoa học cơ bản, đồng thời chỉ ra những mối liên hệ với sự phát triển bền vững, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học cơ ⭕bản cho sự phát triển bền vững.
Ông ch♉o biết thêm, đây là sự kiện khoa học đầu tiên trên toàn thế giới hưởng ứng kỷ niệm Năm quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững (năm 2022) do Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng 1/2022 và UNESCO công bố chính thức ngày 8/7. Trong đó, Việt Nam đã tham gia vào quá trình vận động và là đồng tác giả của đề xuất này.
GS Trần Thanh Vân cũng kỳ vọng những trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm t🃏ại h🍌ội nghị giữa các nhà khoa học trẻ với người đi trước sẽ giúp các ý tưởng mới ra đời và đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học ở Việt Nam.
Bên lề sự kiện, GS Ducan Haldane sẽ có bài giảng đại chúng về các tính chất tô pô của vật liệu tại Trường Đại học Quy Nhơn (ngày 13/7) và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) vào ngày 19/7 với chủ đề "Vật chất lượng tử 🅰tô-pô, vướng víu lượng tử và cuộc cách mạng lượng tử lần hai". GS Đàm Thanh Sơn, Huy chương Dirac 2018, sẽ có bài giảng và giao lưu với 60 học sinh ưu tú tꦦừ 5 trường chuyên từ Bình Định và các tỉnh lân cận.
Hội nghị thuộc chương trình "ꦛGặp gỡ Việt Nam" lần thứ 18 tại Trung tâm Khoa học giáo dục liên ngành (ICISE). Sau các lần thực hiện, Chương trình đã thu hút hàng nghìn nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel. Các hội nghị, khóa học quốc tế theo chuyên đề cũng được tổ chức hàng năm (từ ♑năm 1994), nhằm đào tạo chuyên sâu cho sinh viên, nghiên cứu trẻ Việt Nam và châu Á.
Như Quỳnh